Quantcast
Channel: Thiếu tá HỒ QUANG
Viewing all 75 articles
Browse latest View live

PHƠI BÀY NHỮNG ẨN SỐ CỦA HỒ TẬP CHƯƠNG – KỲ 8

$
0
0

Gián điệp Hồ Chí Minh nằm vùng trong Quốc Dân Đảng. [1]

Mùa thu năm 1938, Hồ Chí Minh rời Moscow, Liên Xô. Tham gia vào quốc phòng của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, xây dựng lại bộ phận liên minh chiến tranh Quốc-Cộng. Như trước đây hai bên đã ký vào tháng 8 năm 1937 tại Moscow, còn gọi là  thỏa thuận Nam Kinh, lưỡng đảng hợp tác kêu gọi đóng góp tài chính cho chiến tranh, chống lại cuộc xâm lược Nhật Bản. Năm 1938-1944,

Hồ Chí Minh hoạt động ở phía tây nam Trung Quốc, với nhiệm vụ cung cấp nhân sự cho Cộng sản Đông Dương, vũ trang mở rộng Việt Minh, thống nhất chống lại sự xâm lược của đế quốc phát xít Nhật Bản. Cùng lúc đối mặt với các mối đe dọa từ sức mạnh quân sự của Liên Xô, ngoài việc Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) hỗ trợ cho Trung Cộng 3-450 triệu, và gửi lực lượng không quân hỗ trợ mặt trận quân sự. Thời điểm này, Hồ Chí Minh bí mật thực hiện mệnh lệnh nằm vùng trong Quốc Dân Đảng, tiến hành báo cáo quân sự gửi đến mật khu Diên An Trung Cộng.

Hồ sơ tình báo Trung Cộng lưu trữ, tháng 10 năm 1938, Hồ Chí Minh ở lại Diên An hai tuần, cùng công tác với Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) tại Văn phòng Bát Lộ Quân (CPC) Quảng Tây, Quế Lâm, cho đến cuối tháng Mười Hai. Hà Khải Quân (何启君) viết một cuốn sách “Hồ Chí Minh và Trung Cộng”, kỷ niệm những năm tháng khởi nghiệp Cộng sản. Nội dung đưa ra một giả sử, nếu Hồ Tập Chương tham dự một nửa chuyến đi công tác tại Diên An vào cuối tháng Mười, là đời Hồ, nhất định kết thúc tại văn phòng quân đội Bát Lộ Quân Quế Lâm. Sau đó, vào đầu tháng 11 đến cuối tháng, ít nhất một tháng rưỡi, Hồ Tập Chương biến mất, thực hiện một điệp vụ bí ẩn, theo tài liệu bí ẩn của lịch sử chưa bao giờ thấy ghi lại hay bất kỳ báo cáo nào lưu trữ, cho dù Hồ đã thực hiện mệnh lệnh Quốc tế Cộng sản, chỉ để lại một mật mã “8 từ uốn cong Hồ Tập Chương, 7 từ Moscow đến Diên An”, và điệp viên trưởng Khang Sinh (Kang Sheng) hấp tấp vội vàng lập âm mưu cùng với người đứng đầu quân đội đến quân đoàn Bát Lộ Quân Quế Lâm để lập kế hoạch cho cơ quan gián điệp, dưới sự chỉ đạo bí ẩn của Chu Ân Lai, Lý Khắc Nông, Diệp Kiếm Anh và Khang Sinh (Kang Sheng), Hồ Chí Minh người thi hành mệnh lệnh, Lý Khắc Nôngngười đứng đầu quân sự và nhóm gián điệp, thực hiện âm mưu cho phép Hồ Tập Chương tạm âm thầm biến mất khỏi Trung Quốc trong vòng một tháng rưỡi.

Nhật Tân báo Đài Loan (Nichinichi News). [2]

Trong tháng 11 năm 1938 đến 12 tháng, đột nhiên Hồ Chí Minh biến mất. Đặc biệt Nhật Tân báo “Đài Loan Nichinichi News”, loan tải bản tin quan trọng “Một tên gián điệp vô danh, đứng đằng sau Hồ Tập Chương bí mật liên hệ quân đội Nhật Bản. Ngày 12 tháng 11 năm 1938 “Đài Loan Nichinichi News” loan tải tin của thông dịch viên người Nhật Bản: “Hồ Tập Chương (胡集璋) thoát khỏi nhà tù đá Nam-Hà Nam, sau đó liên lạc với quân đội Nhật Bản đang đóng quân tại Thái ĐiềnQuảng Châu. Hồ Tập Chương hy vọng sẽ được bổ nhiệm làm chỉ huy quân sự huyện Thái Úy Quảng Đông.

Hồ Chí Minh khoe bút pháp Hán với những tình báo Trung Cộng. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.
Hồ Chí Minh khoe bút pháp Hán với những tình báo Trung Cộng. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận công tác, bí ẩn biến mất không rõ nguyên nhân, hầu hết những liên kết này không ngẫu nhiên bởi tất cả sự điều động có chủ ý của Quốc tế Cộng sản. Tuy nhiên nhật báo Nichinichi News đưa ra bằng chứng đáng tin cậy, khẳng định rằng Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh. Từ khi Hồ Tập Chương ở Liên Xô năm (5) năm được huấn luyện chuyên môn điệp viên và học tập bản lĩnh người Cộng sản. Một câu hỏi khác, tại sao vào đầu mùa thu năm 1938, khi quân Nhật xâm lược Quảng Châu Trung Quốc, đột nhiên Hồ Chí Minh được phép rời Moscow đến Trung Quốc. Sau đó, tất cả các điệp viên chuyển hướng đến Diên An (Yan’an) như Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Lý Khắc Nông, Chu Ân Lai soạn thảo những âm mưu mới, nhanh chóng bước vào hành động, thúc đấy văn phòng các cơ quan gián điệp tại Bát Lộ Quân QuếLâm.

Đặc biệt quân Nhật Bản, Pháp, tăng cường quân đội, cảnh sát, do thám, gián điệp tại Quế Lâm, Liễu Châu. Hồ Tập Chương không quen thuộc cộng đồng này, đột nhiên đến Quế Lâm gia nhập quân đội Nhật Bản để thực hiện một công tác gián điệp do Mao Trạch Đông truyền lệnh. Một hành vi bí mật của Hồ Tập Chương không lưu dấu, tuy nhiên có lời giải thích hợp lý duy nhất, đó là Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) thực hiện nhiệm vụ Quốc tế Cộng sản trong lòng địch. Và có mật lệnh không tiếp xúc với bất cứ ai, nếu nhiệm vụ bị rò rỉ, danh tính thực sự của Hồ Tập Chương sẽ được đưa ra ánh sáng. Vì vậy, Quốc tế Cộng sản có mức độ gia tăng bảo mật “mật lệnh”. Nghiêm lệnh không một ai phong tỏa tiểu sử trong hộp đen của Hồ TậpChương, không một ai được nhìn thấy bí mật, nếu ánh sáng xuyên qua.

“Nhiệm vụ bí mật” của Hồ Tập Chương chuyển giao cho Quốc tế Cộng sản Trung Cộng những báo cáo quân đội Nhật Bản và quân đội Quốc Dân Đảng. Từ quan điểm đến mật lệnh và giấy phép thi hành vẫn còn một phần bí mật trong hộp đen, tuy nhiên được biết Hồ Tập Chương là một đại lý gián điệp với sự hỗ trợ của tình báo Hoa Nam, có khả năng làm gián điệp quân sự cho Nhật Bản tại Quân khu Quảng Châu.

Hồ Chí Minh thực hiện những âm mưu.

Giáo sư Đại học Duke, cho biết: “tại Moscow Hồ Chí Minh đã có trách nhiệm hoạt động cho Trung Quốc, như một ưu tiên hàng đầu”. Mệnh lệnh của Quốc tế Cộng sản giao cho Hồ Chí Minh tự nghiên cứu phân tích tình hình và gửi báo cáo mật như sau: Hồ đã trao báo cáo cho các phong trào thân cộng đang âm mưu phản đối quân đội Nhật Bản, và Quốc tế Cộng sản nhận một tài liệu tham khảo chiến lược độc lập giải phóng Việt Nam. Ngày 18 tháng 12 năm 1940, Hồ Chí Minh đã công bố tại Quảng Tây, “Sự cứu rỗi Việt Nam” dưới cờ Phục Quốc Quân. Hồ Chí Minh tuyên bố những kẻ nào không đồng ý đấu tranh quân sự của ông sẽ ra khỏi hàng ngũ Việt Minh, sẽ tự xem mình phản bội lại cách mạng. Văn bản này đã được kiểm chứng còn lưu trữ tại Cục tình báo Hoa Nam, với một đính kèm hồ sơ Quốc Dân Đảng tài trợ 3 triệu đô la, và hổ trợ quân sự cho Hồ Tập Chương.

1953-1955, những năm khởi đầu tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh cố tình tự coi mình "Cha già dân tộc Việt Nam". Ba bức chân dung Mao Trạch Đông, Georgy Maksimilianovich Malenkov, Hồ Chí Minh chưng bày khắp nơi tại miền Bắc Việt Nam. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.
1953-1955, những năm khởi đầu tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh cố tình tự coi mình “Cha già dân tộc Việt Nam”. Ba bức chân dung Mao Trạch Đông, Georgy Maksimilianovich Malenkov, Hồ Chí Minh chưng bày khắp nơi tại miền Bắc Việt Nam. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Theo văn bản của tình báo Hoa Nam, ký tên Trần Văn An: Sau năm 1931, Trần Văn An (陳文安) từng là một nhà ngoại giao tại Quảng Châu, mùa thu năm 1938 Trần Văn An hoạt động tại biên giới Việt Nam-Vân Nam đến cuối tháng chín, Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam, Trần Văn An chạy theo Hồ Chí Minh đến Lạng Sơn, vào thời điểm này ông Hồ Chi Minh báo cáo lên Quốc tế Cộng sản, cho rằng Anh, Hoa Kỳ hiện đang ở biển đông cần chặn họ lại, bởi dám xâm lược Châu Á, vì thèm muốn nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam, cho nên Việt Minh cần vũ tranh và tuyển dụng nhân lực, để phá vỡ âm mưu Phương Tây, cần nhiều nỗ lực hơn nữa của Trung Cộng. Mặt khác Hồ Chí Minh thu thập thông tin tình báo trao cho Quân Nhật, đổi lấy tài chánh, mượn cớ chống Cộng sản xâm nhập Việt Nam. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh đến với ai cũng sống bằng một chiếc mặt nạ, luôn trong tâm thái đề phòng, khiến người ta không thể biết, đây là Phật hay ma.

Hồ Chí Minh vận dụng phương tiện vật chất, lấy tình cảm móc nối những người lừng khừng giao nhiệm vụ bí mật đưa tin. Trong khi ấy Nhật Bản cử nhiều nhóm gián điệp đến Trung Quốc tham gia vào công tác quân sự, họ thường đứng sau những dòng kẻ tổ chức trong đó có Hồ Tập Chương (胡集璋), theo lý lịch hô Hồ sinh tại Tân Trúc (Hsinchu新竹), Quận Miêu Lật (Miaoli County苗栗郡), Đài Bắc (台北) học trường ứng dụng Hóa học Công nghiệp. Ở Quảng Đông, Hồ Tập Chương kết nối công tác với ông La Tiên Sanh (羅先生) có nguồn gốc Nhật Bản và người khác có tên Ogasawara Qiu (Tiểu Lạp Nguyên Thái Úy-小笠原太尉) trước đó làm việc tại Đài Bắc, ông La Tiên Sanh là người quen cũ, cung cấp tin tức quân Nhật Bản rất giá trị. Từ những điểm nêu trên, Trung Cộng chứng minh Hồ Chí Minh là ứng viên rất thích hợp cho việc thực hiện đánh cướp lân bang, Trung Cộng trao mật lệnh xúc tiến thành lập lực lượng Giải phóng Độc lập Việt Nam.

Mao Trạch Đông đánh giá Hồ Tập Chương là một gián điệp tài ba có khả năng hiểu biết sâu sắc về tình hình Việt Nam và Nhật Bản, có lúc Hồ với các chỉ huy quân đội Nhật đóng quân ở Quảng Châu. Có thể nói Trung Cộng đào tạo một gián điệp như Hồ Chí Minh giá trị hơn cả mấy quân đoàn, ông đã bí mật len lỏi vào quân đội Nhật Bản. Vì vậy, có thể giải thích duy nhất và hợp lý: tại sao “Quốc tế Cộng sản chấp thuận Hồ Chí Minh rời Moscow, vội vã về Trung Quốc tham gia vào Bát Lộ Quân tại Quế Lâm, hợp tác với Diệp Kiếm Anh, Khang Sinh, Lý Khắc Nông và Chu Ân Lai thành lập cơ quan gián điệp Quân sự (CPC) Quế Lâm.

1 2

Ngày 12, 18, 21 tháng 11, và ngày 07 tháng 12 năm 1938, nhật báo Nichinichi Đài Loan mô tả một nhân vật bí ẩn sống ở khu vực Quảng Đông, có tên Hồ Tập Chương (Huji Zhang-胡集璋) làm tình báo cho Nhật Bản tại nhà máy Đài Loan. Tài liệu của Hồ Tập Chương (Huji Zhang) ngày nay chỉ còn lưu lại một ít bức ảnh do gia đình cung cấp, theo Đào Trúc Miêu (Taozhu Miao), từ khi Hồ Tập Chương gia nhập Đảng Cộng sản ở Đài Loan, hầu như tất cả các tài liệu lưu trữ của gia đình đều thiêu hủy. Sau đó Đào Trúc Miêu cho loan tải toàn bộ nội dung bài báo viết về Hồ Tập Chương sinh tại thị trấn Tân Trúc (Hsinchu) người Hẹ. Nguồn: Tài liệu Đào Trúc Miêu.

Ngày 12, 18, 21 tháng 11, và ngày 07 tháng 12 năm 1938, báo Đài Loan “Nichinichi News”, đã loan tải một thiên phóng sự bốn kỳ liên tiếp về những hoạt động gián điệp Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) và hồ sơ lưu trữ của tình báo Hoa Nam mã số 54398AK có cùng nội dung:

Ngày 12 tháng 11 năm 1938. Gián điệp Nhật Bản đã đến Đài Bắc, Tân Trúc, Đài Trung, Đài Nam và Cao Hùng chọn được một thiếu niên có tên Hồ Tập Chương (胡集璋). Sau khi đào tạo trên 5 năm, cử đến Trung Quốc tham gia vào các công tác tình báo địch. Lúc này Hồ Tập Chương (Huji Zhang) đã được phẩu thuật, chân dung thường chụp rất mờ.

Ngày 18 tháng 11 năm 1938. Tổ chức sắp xếp Hồ Tập Chương (Huji Zhang) đến Quảng Đông, mạo hiểm cuộc sống mới lập gia đình, làm việc cho Cục Thương Mại, tại khâu thẩm định hương vị, một trong những kỹ thuật chọn rượu vang, toạ lạc phía bên kia Nam Đường Quảng Châu. Một năm sau Hồ Tập Chương làm việc cho Công ty Công nghiệp Nam quặng, nhiệm vụ mới phân tích, thẩm định quặng, cho thấy Hồ Tập Chương được tổ chức cân nhắc từng bậc thang, nằm vùng trong các xí nghiệp để khai thác kỹ thuật sản xuất và lấy tin dân sự.

Ngày 21 tháng 11 năm 1938. Trung Quốc, Nhật Bản nổ ra chiến tranh Quảng Châu, Hồ Tập Chương (胡集璋) bị Quốc Dân Đảng bắt về tội phản bội đất nước làm gián điệp cho địch. Hồ Tập Chương chứng minh ông thật sự là người Trung Hoa có giấy phép kinh doanh trong thời chiến, nhưng một số người báo cáo cho rằng Hồ Tập Chương là gián diệp Nhật Bản. Sau đó bị bắt một lần nữa, theo lời của người bào chữa. Hồ đã bị giam ở “nhà tù đá Hà Nam”. Khi quân đội Nhật Bản đột kích vào các bờ biển phía đông nam, chiếm đóng Quảng Châu, Trung Hoa Quốc gia bối rối quân đội bị sụp đổ, Hồ Tập Chương (Huji Zhang) nắm lấy cơ hội trốn thoát khỏi nhà tù Nam Thạch Đầu, khi ấy có hơn hai ngàn tù nhân, ông trở về nhà tại Nam Đường. Trước ngày Nhật Bản tấn công vào Quảng Châu, Quốc Dân Đảng bắt ông Yokohama Suzuki là một thương gia người Nhật Bản, không may ông bị nghi ngờ gián điệp Hồ Tập Chương, đem ra pháp trường hành quyết.

Ngày 7 tháng 12 năm 1938. Hồ Tập Chương (胡集璋) thoát khỏi nhà tù trở về Nam Đường, cảnh binh Ota của quân đội Nhật liên lạc với Hồ Tập Chương (Huji Zhang), nối lại công tác chọn làm thông dịch viên Nhật tại Quảng Đông cho Quân lệnh tối cao Ogasawara Qiu, người này quen biết Hồ Tập Chương trong đường dây tổ chức gián điệp tại Đài Loan. Sau đó Hồ Tập Chương gia nhập quân đội Kawaguchi đóng tại Quảng Châu.

Theo ông Tada Luo báo cáo: “Hồ Tập Chương sẽ hợp tác với quân đội Nhật Bản, ông ta có nhiều kinh nghiệm địa lý tại Quảng Đông, đặc biệt Hồ Tập Chương (胡集璋) hiện đang sống trong quân đội Bát Lộ Quân (CPC) Trung Cộng, chỉ dưới một điệp viên Khang Sinh, hãy tái sử dụng không được phổ biến, ông ấy rất tích cực, nếu quân đội Nhật Bản đồng ý”.

Ngày 13 tháng 12 năm 1938. Sau khi bản tin Đài Loan “Nichinichi News” phát hành, tình cờ nhận được điện tín của Hồ Tập Chương (Huji Zhang) gửi từ Quảng Châu. “Hồ Tập Chương (胡集斐), bày tỏ lòng biết ơn quý báo Nichinichi News đã vinh danh tôi”.

Huỳnh Tâm

Chú thích.

[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh

http://book.ifeng.com/psl/kjbfz/200910/1009_3554_1379999.shtml

[2] Nhật Tân báo Đài Loan (Nichinichi News) -台灣日日新報.



NHỮNG NGƯỜI COI THƯỜNG HỒ CHÍ MINH

$
0
0

Đại hội ĐCSVN toàn quốc năm 1951, cũng là  Đại hội thành lập đảng Lao Động Việt Nam, là một vấn đề đau đầu đồi với Hồ Chí Minh và Trường Chinh.  Bởi vì danh hiệu “người thành lập ra ĐCSVN” của ông Hồ Chí Minh chỉ là bịp, còn danh hiệu Tổng bí thư ĐCSVN của Trường Chinh cũng là tự phong. 

Vì vậy tuy nhận lời với Mao Trạch Đông từ đầu năm 1950 nhưng mãi tới đầu năm 1951 Hồ Chí Minh và Trường Chinh mới tổ chức được Đại hội Đảng toàn quốc. Trong 1 năm đó Trường Chinh đã tìm cách ngăn chặn không cho các ông trùm CSVN được tham gia đại hội bằng cách giấu nhẹm tin tức và vận động đưa tay chân bộ hạ của mình đi thay.

Có nhiều ông trùm Cọng Sản thứ thiệt bị đẩy ra xa trung tâm quyền lực :

Nguyễn Khánh Toàn

Năm 1926 Nguyễn Khánh Toàn, 21 tuổi, đang theo học trường Cao đẵng Sư phạm Hà Nội thì tham gia bãi khóa chống xử án Phan Bội Châu.  Bị đuổi học, vào Sài Gòn tham gia Đảng Jeune Annam của Tạ Thu Thâu, đứng tên làm chủ bút tờ Le Nha Que ( Lơ Nhà Quê ).  Năm 1927 báo Le Nha Que bị tịch thu và NKT bị truy tố.

Năm 1928 Nguyễn Khánh Toàn được học bổng du học tại Pháp nhưng đến Pháp ông được Nguyễn Thế Truyền gởi sang Mạc Tư Khoa theo học trường Stalin.  Năm 1932, sau khi tốt nghiệp Toàn làm giáo sư giảng dạy tại học viện Staline từ 1932 đến 1938. Vào năm 1938 có một học viên Việt Nam cuối cùng của trường Staline là Nguyễn Tất Thành làm đơn xin cứu xét cho mình được chấm dứt tình trạng bị kỷ luật và xin về Việt Nam hay bất cứ nơi đâu.

Đơn của Nguyễn Tất Thành đã được CSQT cứu xét.  Sẵn dịp Mao Trạch Đông đang phát triển lực lượng và tổ chức quân đội chính quy để cùng Tưởng giới Thạch chống lại quân Nhật, CSQT quyết định đưa hết các cán bộ và học viên người Á Châu tại “Học viện Đông Phương”, tức trường Staline, về Trung Hoa để tăng cường cho Mao Trạch Đông;  trong số này có giáo sư Nguyễn Khánh Toàn và Nguyễn Tất Thành.

Cả hai ông đều phục vụ trong quân đội của Tướng Diệp Kiếm Anh là Tư lệnh Đệ Bát Lộ quân.  Nguyễn Khánh Toàn làm cán bộ chính trị tại Bộ Tư lệnh một quân đoàn , còn Nguyễn Tất Thành làm sĩ quan chiến tranh chính trị cho một đơn vị cấp Trung đoàn với quân hàm Thiếu tá, lấy tên là Hồ Quang.

Trong khi Hồ Quang chật vật với chức vụ thiếu tá chiến tranh chính trị trong quân đội Trung Cọng thì Nguyễn Khánh Toàn lại trở nên một người rất được trong nể bởi vì các cán bộ cấp cao của TC đều xuất thân từ trường Staline cho nên Nguyễn Khánh Toàn có hàng lô hàng đống học trò của mình đang giữ những chức vụ trọng yếu trong ĐCS cũng như quân đội Trung Quốc ( Hoàng Văn Chí , Từ Chủ Nghĩa Thực Dân Đến Chủ Nghĩa Cọng Sản ).

Năm 1940 Hồ Quang ( NTT ) xin phép CSQT.3 cho ông ta được trở lại phục vụ cho phong trào Cọng sản tại Đông Dương. Và rồi đến năm 1943 thì tổ chức CSQT.3 bị Staline giải tán, Nguyễn Khánh Toàn tiếp tục ở lại phục vụ trong quân đội của Mao Trạch Đông.  Trong khi đó Hồ Chí Minh chạy theo Tướng Tiêu Văn của chính phủ Tưởng Giới Thạch, và nhận làm điệp báo viên cho tình báo Mỹ.  Cuối cùng thì tình báo Mỹ đưa HCM về nước năm 1945.

Sau biến cố Mùa Thu năm 1945 Nguyễn Khánh Toàn xin phép được về phục vụ xứ sở nhưng ông cũng chỉ được tham dự ở xa xa của vòng ngoài chứ không cho dự vào nhóm lãnh đạo vì tuy không nói ra nhưng cả Trường Chinh lẫn Hồ Chí Minh đều e ngại ông ta có thể là người tin cậy của Staline, một khi Staline quan tâm tới Việt Nam thì ông ta chỉ cần bắt tay với đầu cầu của ông ta là Nguyễn Khánh Toàn.  Chỉ khi nào cần nói chuyện trực tiếp với Staline thì Hồ Chí Minh mới nhờ đến tài phiên dịch của Nguyễn Khánh Toàn, như trong hai chuyến đi Mạc Tư Khoa vào năm 1950 và 1952.

Tuy nhiên đối với Nguyễn Khánh Toàn thì Trường Chinh chỉ cần căn dặn mọi người hãy dè chừng ông ta và đừng bầu ông ta vào những chức vụ cao trong Đảng vì ông ta xuất thân là một người cọng tác với tay CSQT.4 Tạ Thu Thâu;  ông ta chính là chủ bút tờ báo Le Nhà Quê của Tạ Thu Thâu trước khi sang Pháp du học.

Do đó Nguyễn Khánh Toàn cũng không có ý định leo cao trong Đảng bởi vì ông biết Stalin thâm thù những ai theo chủ nghĩa CSQT.4.  Năm 1937-1938 Stalin mở cuộc đại tàn sát Trostkist, giết và đưa đi đày hằng triệu người liên quan đến CSQT.4.  Riêng Nguyễn Khánh Toàn tại Mạc Tư Khoa phải giấu biệt chuyện ông xuất thân là Trostkist.

Ngoài ra cũng có thể ông quá ngán chủ nghĩa Cọng sản sắt máu của Stalin và Mao Trạch Đông.  Nó hoàn toàn trái ngược với mộng ảo thiên đường Cọng sản do Karl Marx đã vẽ ra.  Cho nên ông sống an phận bên lề ĐCSVN. Rốt cục Nguyễn Khánh Toàn là một lãnh tụ Cọng sản có đẳng cấp Quốc tế nhưng suốt đời gần như là đứng ngoài ĐCSVN.

Kiến thức chính trị của Nguyễn Khánh Toàn, giáo sư học viện Stalin, thừa sức phát thiện ra sai lầm về cách đấu tranh giai cấp trong chiến dịch Cải cách ruộng đất. Tuy nhiên ông không dám lên tiếng vì ông thừa biết người ta sẵn sàng thịt ông nếu ông tỏ ra hiểu biết về học thuyết của Karl Marx còn hơn Cố vấn Kiều Hiểu Quang, La Quý Ba;  hay là hơn Trường Chinh, HCM.

Bùi Công Trừng:

Sinh năm 1905 tại Thừa Thiên.  Năm 1926 gia nhập đảng Jeune An Nam của Tạ Thu Thâu taị Sài Gòn, viết báo cho tờ La Jeune và tờ Le Nha Que.  Cuối năm 1926 sang Paris du học.  Năm 1927 sang Mạc Tư Khoa theo học trường Stalin, là một trong 5 người của Chi bộ Cọng sản Việt Nam đầu tiên.

Năm 1929 về nước, cùng Trần Phú thành lập Đảng Cọng sản Đông Dương vào năm 1930.  Năm 1931 bị bắt trong vụ đổ bể Đông Phương cục của Noulens.  Mãn án năm 1938, được Hà Huy Tập cử ra Hà Nội Thay thế cho Nguyễn Thế Rục bị chết vì bệnh lao.  Năm 1939 chạy về Thừa Thiên để tránh cuộc tổng lùng bắt các cựu chính trị phạm.

Năm 1943 vào Sa Đéc, cùng Nguyễn Văn Trấn gầy dựng lại Xứ ủy Nam Kỳ của ĐCSĐD.  Năm 1945 tổ chức cướp chính quyền tại Sa Đéc rồi đi đón các ông Cọng sản từ Côn Đảo trở về.

Trường hợp của Bùi Công Trừng cũng tương tự như Nguyễn Khánh Toàn. Ông nổi tiếng là một nhà báo lý luận sắc bén và là một nhà hoạt động hực lửa cách mạng. Nhưng ông xuất thân là đảng viên đảng Jeune Annam của Tạ Thu Thâu ( Trostkist ) cho nên Trường Chinh lấy lý do ông có quan hệ với Nhóm CSQT.4  mà không cho tham dự Đại hội thành lập lại ĐCSVN.

Hồi ký Nguyễn Văn Trấn cho thấy ông Bùi Công Trừng và Dương Bạch Mai sớm phát hiện sai lầm của Hồ Chí Minh và Trường Chinh trong vụ Cách mạng Cải cách ruộng đất cho nên các ông lên tiếng thẳng thắn phê phán Trung ương Đảng.  Sau đó Lê Duẫn ra Hà Nội nắm quyền, vận động đưa Trừng vào Trung ương Đảng.

Tuy nhiên sang năm 1963 ông Trừng bị liệt vào thành phần thân Liên Xô chống Trung Quốc nên lại bị loại ra khỏi TƯĐ.  Cũng theo Nguyễn Văn Trấn thì Bùi Công Trừng coi thuờng Hồ Chí Minh, ông ta thường gọi một cách chế giễu là “Lão Hồ”, hoặc “Đồng chí Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta”.

Dương Bạch Mai

Sinh năm 1905 tại Bà Rịa.  Năm 1925 du học tại Pháp, tham gia Việt Nam Độc lập Đảng của Nguyễn Thế Truyền, sau đó theo Nguyễn Văn Tạo tham gia ĐCS Pháp.  Năm 1928 theo học trường Stalin tại mạc Tư Khoa, về nước năm 1931 qua ngã Thượng Hải. Sinh hoạt trong chi bộ ĐCS Pháp tại Sài Gòn.

Năm 1933 gia nhập nhóm La Lutte, liên minh với nhóm Đệ Tứ.  Cùng với 3 tay Đệ Tứ là Tạ Thu Thâu Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch ứng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn và đắc cử.  Năm 1937 tách ra khỏi tờ báo la Lutte cùng với Nguyễn Văn Trấn lập ra tờ báo Dân Chúng.  Năm 1938 bị kết án 1 năm tù và 5 năm Biệt xứ, năm 1939 mãn án nhưng bị biệt xứ nên phải sống tại Chợ Lớn.  Năm 1940 lại bị bắt trong vụ Nam Kỳ khởi nghĩa; bị kết án 5 năm tù và 10 năm biệt xứ, nhưng đến năm 1943 thì được ân xá, về sống ở Biên Hòa.

Ngày 25-8-1945 Dương Bạch Mai cùng Trần Văn Giàu và nhóm đảng viên ĐCS Pháp cướp chính quyền tại Sài Gòn, bầu Trần Văn Giàu làm Chủ tịch Ủy ban hành chánh lâm thời, nhưng 10 ngày sau Hạ Bá Cang ( Hoàng Quốc Việt ) từ Hà Nội vào Sài Gòn buộc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai giao quyền lại cho Việt Minh, bầu luật sư Phạm Văn Bạch ( Không Cọng sản ) làm Chủ tịch thay cho Trần Văn Giàu.

Năm 1946 Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Fontainebleau tại Pháp nhưng sợ Trần Ngọc Danh và Dương Bạch Mai sẽ vận động lập lại ĐCSVN nên HCM mời TND và DBM đi theo làm cố vấn cho HCM.  Nhưng khi HCM và phái đoàn thương thuyết về nước thì cắt cử Trần Ngọc Danh và Dương Bạch Mai ở lại Paris làm đại diện cho chính phủ HCM tại Pháp.

Tháng 12 năm 1946 Pháp trở mặt đánh duổi HCM lên rừng, TND và DBM xin về nước nhưng HCM không cho về.  Ngày 25-3-1947 chính quyền Paris ra lệnh bắt giam TND và DBM vì đặt Việt Minh ra ngoài vòng pháp luật.  Trần Ngọc Danh trốn qua Tiệp Khắc, Dương Bạch Mai bị bắt và bị tạm giam.  Tháng 5 năm 1949 bị giải giao về VN, giam tại nhà tù Kontum.  Đến tháng 9-1949 vượt ngục, trốn về vùng Việt Minh.

Mặc dầu Dương Bạch Mai là một cán bộ Cọng sản tốt nghiệp học viện Staline nhưng Trường Chinh vẫn dè chừng ông và không cho ông vào sâu trong Trung ương Đảng, viện lý do có thời ông ta chơi với CSQT.4 ( Trostkist ). Hồi ký của Vũ Thư Hiên ghi lại :

 “Ông Phạm Ngọc Thạch, trong một câu chuyện vui tại nhà tôi vào đầu thập niên 60, nói với ông Dương Bạch Mai: – “Mấy chả không ưa mầy, vì mầy thẳng ruột ngựa, nghĩ sao nói dzậy, làm mấy chả mếch lòng, mới lôi cái vụ mầy hợp tác với Tờ rốt kít mà rêu rao”.  – “Thì mầy cũng bị mấy chả rêu rao là thân Nhật đó thôi.  Chơi với Tờ rốt kít thì mày cũng chơi chớ bộ.  Ông Dương Bạch Mai cười ngất: – “Nè, cẩn thận đó, sổ đen của mấy chả chỉ có ghi thêm chớ không có xóa đi đâu nghen”( Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, trang 279 ).

Vũ Thư Hiên cho rằng:  “Ông Dương Bạch Mai nói với tôi rằng ông không được lòng ông Hồ Chí Minh. Dương Bạch Mai sống quá thẳng…Trường Chinh cũng không ưa Dương Bạch Mai. Điều này không khó hiểu. Trong Trường Chinh có cái mặc cảm của kẻ ngã ngựa.  Sau sai lầm cải cách ruộng đất ông đinh ninh ai cũng coi thường mình.  Dương Bạch Mai phản đối nghị quyết 9 thì Trường Chinh lại coi là ông phản đối mình” (trang 279).

Không phải là ông Dương Bạch Mai sống quá thẳng, nhưng vì ông quá thông minh cho nên ông thấy ngay cái sai của lũ dốt.  Nếu ông im lặng thì cũng xong, đằng này ông hê lên cho mọi người biết, vì vậy mà sinh ra gây thù chuốc oán.  Cuối cùng vì ông không chấp nhận lệ thuộc Trung Cọng cho nên người ta phải thuốc chết ông bằng một ly bia ngay giữa đại hội Đảng.

Rốt cuộc trong ĐCSVN không có lấy một người trí thức, chỉ còn rặt một đám “vô sản lưu manh” ( Từ của Marx-Angels dùng để chỉ những người Cọng sản ít học nhưng giỏi phá hoại ).

BÙI ANH TRINH


PHƠI BÀY NHỮNG ẨN SỐ CỦA HỒ TẬP CHƯƠNG – KỲ 9

$
0
0

Hồ Chí Minh ở tù Nhà đá Hà Nam. [1]

“Nhật báo “Nichinichi News” Đài Loan, ngày 12 tháng 11 – ngày 7 tháng 12 năm 1938, loan tải một loạt bài có liên quan đến người tù chính trị Hồ Tập Chương (Huji Zhang) tại Quảng Châu. Trong thời gian, quan hệ chính trị đưa đến một hậu quả giữa cố ý liên kết với nhau. Hơn nữa, “Nhật báo Nichinichi News” nêu ra toàn bộ báo cáo có bằng chứng trực tiếp chỉ vào một người Hồ Tập Chương (Huji Zhang-胡集璋) tức là Hồ Chí Minh sau này.

Một trong những bằng chứng quan trọng nhất về Hồ Tập Chương, qua sự kiện “nhà tù đá miền Nam Hà Nam”, xác nhận đây là một sự kiện của nhà tù Quảng Châu, được tổ chức thay hình đổi dạng, sắp xếp lại lý lịch của Hồ Tập Chương, cho hợp lý và ăn khớp với một nhân vật có cá tính Việt Nam.

Năm 1934, Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) tại Moscow. Tài liệu quá hiếm của gia đình họ Hồ, Hồ Tập Chương gia nhập Đảng Cộng sản ở Đài Loan, hầu hết những tài liệu lưu trữ của gia đình bị phá hủy. Nguồn ảnh: lấy từ VNA.
Năm 1934, Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) tại Moscow. Tài liệu quá hiếm của gia đình họ Hồ, Hồ Tập Chương gia nhập Đảng Cộng sản ở Đài Loan, hầu hết những tài liệu lưu trữ của gia đình bị phá hủy. Nguồn ảnh: lấy từ VNA.

Báo cáo của Hoa Nam cho rằng: Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) đã bị giam ở “nhà tù đá Hà Nam”, nơi giam cuối cùng tại nhà tù Nam Thạch Đầu, theo hồ sơ lưu trữ của “Lịch sử Đảng Quảng Châu Trung Quốc”. Nhà tù Hà Nam toạ lạc bên bờ phía Nam ngạn Châu Giang, nhà tù Nam Thạch Đầu nằm ở Hải Châu khu (海珠区) của thành phố Quảng Châu. “Nhà tù Nam Thạch Đầu (南石頭) do Quốc Dân Đảng quản lý, tại Quảng Châu chỉ có một nhà tù, được gọi là “trường kỷ luật”. Cũng tại nhà tù này, vào năm 1927, có cuộc đảo chính phản cách mạng “4,15” (1927年「4.15」反革命政變後). Một số lượng lớn đảng viên Cộng sản tổ chức quần chúng nổi dậy bị thảm sát Quốc Dân Đảng. Trong số đó có những đảng viên Cộng sản nổi tiếng, Nhĩ Tung (爾崧), Trầm Tĩnh Trai (沈靜齋), Tống Thì Luân (宋時輪), Tiêu Sở Nữ (蕭楚女), Hùng Hùng (熊雄), Lý Sâm (李森), Đặng Bồi  (鄧培), cuối cùng họ bị bắt giữ như vậy trong “Nhà tù Nam Thạch Đầu-南石頭監獄”.

Tháng 11 đến tháng 12 năm 1938, Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) bí mật đến Quảng Châu, xâm nhập vùng địch, nhưng Hồ Tập Chương đã bị bắt giam tại nhà tù “đá Hà Nam”. Hồ Tập Chương ở cùng phòng với những nhà cách mạng khác theo khuynh hướng “thực tiễn chủ nghĩa Trung Quốc”, nhờ vậy tất cả họ đã biết nhau, và sống chung một trạng thái phơi bày tư duy của mỗi cá nhân. Sau khi ra tù họ viết những hồi ký đã trao đỗ tư tưởng với những ai, trong số đó có tập “kinh nghiệm vai trò sống đích thực trong tù”, và “hồi ký Trịnh Siêu Lân” (Zhengchao Lin), đề cập đến: “Mùa hè năm 1931, tại nhà tù Quảng Châu, Hồ Tập Chương đã có gặp Phó Đại Khánh (傅大庆), Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản, Hồ Tập Chương yêu cầu Phó Đại Khánh (傅大庆) gửi một tin nhắn để những tổ chức đảng tìm mọi cách và cố gắng giải cứu anh ta ra khỏi nhà tù”.

Sao đó Phó Đại Khánh (傅大庆) in tuyển tập “Khối lượng thứ hai”, tại trang 506. Tóm tắt hồi ký của tác giả Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin) kể lại những mẫu chuyện về Hồ Tập Chương khoác lác trong tù, một con người quá nguy hiểm, giảo hoạt để đạt đến mục đích riêng. Tại phụ lục II, Phó Đại Khánh (傅大庆) có lập lại, vào mùa hè năm 1931, tại Quảng Châu đã từng gặp Hồ Tập Chương một tù nhân chính trị, ông còn xác định không phải Nguyễn Ái Quốc. Trong khi ấy, tháng 6 năm 1931 – Tháng 2 năm 1932, Nguyễn Ái Quốc bị giam tại nhà tù Victoria của Hồng Kông. Tất nhiên Hồ Tập Chương không có thể đồng thời điểm ở nhà tù tại Hồng Kông và nhà tù Quảng Châu. Vì vậy, những người đã bị giam giữ trong nhà tù Quảng Châu, như Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin), Phó Đại Khánh với tất cả các Đảng Cộng sản đầu theo phái Trotskyite, họ thường đề cập đến Hồ Tập Chương (Huji Zhang). Cụ thể khởi đầu cuộc chiến tranh, Phó Đại Khánh (傅大庆) bị giết bởi Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) chỉ điểm cho cảnh sát Nhật Bản, riêng Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin) tiếp tục ở tù cho đến chết, hưởng thọ 98 tuổi.

Trước năm 1930, Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) có làm việc tại công nghiệp Phiếm Thái Bình Dương Thượng Hải, một tổ chức bí mật của Quốc tế Cộng sản, trên thực tế đây là văn phòng liên lạc của nhóm gián điệp vùng Viễn Đông, họ có những quan hệ chặt chẽ với các đầu đảng những phái Cộng sản, như Trịnh Siêu Lân (郑超麟), Phó Đại Khánh (傅大庆), Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin) biết quá rõ ràng Hồ Tập Chương (Huji Zhang) là ai, sau này một khi người ta đề cập đến Hồ Tập Chương thường gọi bí danh Hồ Chí Minh.

Tác giả Lương Ích (Liang Yi) ghi lại: năm 1930 Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) giám sát cuộc bao vây Hồng quân của Liên Xô tại khu tô Giang Tây, tăng cường trật tự trong suốt cuộc tấn công vào những phần tử Cộng sản, Quảng Châu cũng không ngoại lệ. Vào lúc này Hồ Tập Chương có bí danh (Lý Thụy) muốn đến Quảng Châu, phải đổi hướng thông qua liên lạc ngầm với Tỉnh ủy Đào Chú (Tao Zhu) Quân ủy Quảng Đông (CPC). Đặng Dĩnh Siêu chỉ đạo sắp xếp Hồ Tập Chương lập gia đình với điệp viên Lâm Y Lan (Lin Yilan), Lâm Y Lan là nữ điệp viên gạo cội của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhận lệnh làm một vỏ bọc cho Hồ Tập Chương tránh sự săn đuổi. Hồ Tập Chương thường khoe với đồng nghiệp, Lâm Y Lan là một người vợ có thể ra mệnh lệnh công tác bất ngờ, tuy nhiên Lâm Y Lan thừa khả năng làm người vợ hiền, chăm lo đời sống hàng ngày rất tốt.

Trong nhật ký của Lâm Y Lan, phần V, có ghi “Elegy hôn nhân lãng mạn, đầu năm 1930, Quốc Dân Đảng bắt Hồ Tập Chương nhốt vào tù Quảng Châu vì tội những kẻ phản tổ quốc Trung Hoa. Hôm ấy Lâm Y Lan chia tay với một chiếc khăn tay lau nước mắt trên khuôn mặt thô, thiếu sinh động, nụ cười của chúng tôi rất yếu ớt không để kẻ thù thấu hiểu”. Sau ba ngày, Hồ Tập Chương được nhà tù thả ra, Lâm Y Lan vui mừng nhìn chằm chằm vào anh ta với đôi mắt trắng sâu, khoé mắt thâm đen, môi nhợt nhạt, một khuôn mặt góc cạnh hiện ra với nước da xanh xao, dáng đi mệt mỏi, như kẻ mất sinh lực. Từ các mô tả trên đây của Lâm Y Lan, cho thấy ghi chép rõ ràng năm 1930, Hồ Chí Minh thực sự bị Quốc Dân Đảng bắt tại Quảng Châu, đến năm 1931, Quốc Dân Đảng bắt Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông. (xem Phần V “Elegy hôn nhân lãng mạn”).

Năm 1946 Nhà xuất bản Quốc Hoa Đài Loan (Guohong Books), công bố một cuốn sách phiên bản tiếng Nhật “Hồ Chí Minh” của Ngô Trọc Lưu (吳濁流). Sau đó Xuất Khan (Chukan) dịch sang tiếng Anh “Orphan of Asia” và tiếng Hoa亞細亞的孤兒, tựa đề (Đứa trẻ mồ côi châu Á).

Nội dung ban đầu phiên bản tiếng Nhật, nói về sự đào thoát của Hồ Tập Chương đến Diên An gia nhập Cộng sản Mao, dùng mọi nỗ lực để biến Trung Quốc thành chế độ mới, nhưng đến phiên bản dịch thuật ngôn ngữ Trung Quốc, kết quả có nhiều đoạn không được dịch nguyên bản, bởi có những mâu thuẫn và nhầm lẫn thiếu sự thật, mô tả kém sâu sắc.

Phiên bản Trung Hoa 亞細亞的孤兒 "Đứa trẻ mồ côi châu Á", và phiên bản tiếng Anh "Orphan of Asia" của tác giả Ngô Trọc Lưu. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Phiên bản Trung Hoa 亞細亞的孤兒 “Đứa trẻ mồ côi châu Á”, và phiên bản tiếng Anh “Orphan of Asia” của tác giả Ngô Trọc Lưu. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Phiên bản tiếng Nhật của Ngô Trọc Lưu.

– Chương đầu tiên 1946a, Hồ Chí Minh tại Đài Bắc.

– Chương thứ hai 1946b, Hồ Chí Minh tại Đài Bắc.

– Chương thứ ba 1946c, Hồ Chí Minh tại Đài Bắc.

– Chương thư bốn 1946d, Hồ Chí Minh tại Đài Bắc.

Phiên bản Trung Hoa của Ngô Trọc Lưu.

– Năm 1959, một chiếc thuyền.

– Năm 1962, The Orphan của châu Á.

– Năm 1977, Đứa trẻ châu Á mồ côi. [2]

Trong chương phần ba, Ngô Trọc Lưu cố tình che giấu những năm 1930, Lâm Y Lan và Hồ Chí Minh lập gia đình tại Quảng Châu và miêu tả phiến diện thân thế Hồ Tập Chương, trong khi ấy những nhân chứng lịch sử Đài Bắc ghi chép, xác định hồ sơ của Hồ Tập Chương (Huji Zhang) người Đài Loan, gốc Hẹ, chính là Hồ Chí Minh. (Xem Phần IV tập truyện “Hồ Chí Minh” của Ngô Trọc Lưu).

Tuy nhiên năm 1946, Ngô Trọc Lưu loan tải trên báo “Nichinichi News” tại Đài Loan, một tập truyện “Hồ Chí Minh”, trong đó đã được ghi nhận Hồ Tập Chương (胡集璋) có ở tù tại Quảng Châu vào năm 1930, và “Hồ Chí Minh lập gia đình vớiLâm Y Lan”. Theo hồi ký của Trịnh Siêu Lân (Zhengchao Lin)”), cũng mô tả một sự kiện Hồ Chí Minh ở tù tại Quảng Châu. Đây là chi tiết chứng minh rõ ràng Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh, có quê tại huyện Miêu Lật (Miaoli) Đài Loan cũng đã xác nhận Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) làm vua tại Việt Nam, họ truyền tụng từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng lời nói bí mật trong câu chuyện hư cấu gian lận của Quốc tế Cộng sản. Còn cho rằng “Năm 1938, Hồ Tập Chương có một em trai bị Quốc Dân Đảng lưu đày tại Quảng Châu, lúc này Hồ Tập Chương gia nhập quân đội Nhật Bản tại Đài Bắc được tuyển dụng công tác Hồng Kông như là một thông dịch viên hải quân. Theo báo “Nichinichi News” vào giữa tháng 12 năm 1938, Hồ Tập Chương đến Quảng Châu thăm em trai, cho biết em dâu của mình đã hạ sinh một đứa cháu trai tên là Thự Quang (曙光). Cho nên năm 1939, Hồ Tập Chương lấy bút danh Hồ Quang, có lẽ cảm xúc từ Mộ Tư Tử (慕思子). Sau đó Hồ với cha trở lại Đài Loan, Hồ Tập Chương bắt đầu vui mừng trao đổi với các anh em trong gia đình câu đầu tiên: “Chúng tôi làm mọi thứ để chạy vượt qua những nguy hiểm, nào là trạm kiểm soát, thậm chí gặp cướp biển trên chiếc tàu buôn lậu”. Thực ra Hồ Tập Chương về Đài Loan thăm gia đình do Chu Ân Lai hỗ trợ, Hồ Tập Chương còn cho biết: “Chúng tôi tham gia vào hoạt động gián điệp, sẽ gặp rất nhiều nguy cơ trong cuộc sống và các điệp vụ đặc biệt sau khi trở về nhà mới biết mình còn sống, cha và gia đình hãy thận trọng không nên chú ý đến tôi, nay mai tôi sẽ đến Vân Nam, và làm việc tại Việt Nam, nếu như thành công Tôi sẽ không về nhà”.[3]

Tứ đó Hồ Tập Chương đã có danh phận mới Hồ Chí Minh, một mảnh đời với nhau rất quan trọng liên quan sự nghiệp Cộng sản, cho thấy đủ bằng chứng Hồ Chí Minh là ai. “Nichinichi News” loan tải cho rằng Hồ Tập Chương 38 tuổi, sinh ra tại huyện Miêu Lật Đài Loan.

Vũ Trung Đang người bạn cùng khóa đào tạo cán bộ du kích cho biết: “Trong lý lịch phải tuân lệnh ghi đầy đủ tên họ Hồ Tập Chương và 38 tuổi”. Trong khi ấy Nguyễn Ái Quốc “49 tuổi”, một sự khác biệt 11 năm, quá chênh lệch hơn một thập niên. Hồ Chí Minh được đào tạo cán bộ du kích vào năm 1939, trong hồ sơ các khóa sinh phải đăng ký địa chỉ gốc và công bố danh tính”. (Tài liệu và hình ảnh của Hồ Tập Chương được triển lãm tại Liễu Châu, Quảng Tây). [4]

Trung tâm đào tạo cán bộ du kích tọa lạc tại nhà ga Thiểu Giáo huyện Hành Sơn (Hengshan) Hồ Nam trong khóa Hồ Tập Chương chịu trách nhiệm việc nghe radio, chú ý lấy tin tức từ đài phát thanh là một bộ phận kỹ thuật đối với khóa sinh hơi lạ, sáu tháng sau, Hồ Tập Chương được gặp Diệp Kiếm Anh (Ye Jianying) lúc này Hồ Tập Chương lấy bí danh mới là Hồ Quang, đã thực sự làm việc tại nhà ga Hồ Nam với tư cách tình báo viên, được trao trách nhiệm nghe phát sóng tiếng Nhật.

Sau khóa đào tạo cán bộ du kích, Hồ Quang làm việc với Đại tá Trần Tử Anh (Chen Ziying-陳子英). Ông tốt nghiệp trường Đại học Imperial ở Nhật Bản, nhập ngũ phục vụ đơn vị tình báo Quân đoàn 18 (Bát Lộ Quân). Tiếp theo gặpThượng tá Tương Tuyết Ảnh (Giang Xueying), nhân viên nhà ga Thái Viên, học tập kinh nghiệm phản ứng nhanh trong trường hợp đối phó với Nhật Bản. Hồ Quang cũng là một cựu thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phục vụ trong Quân đoàn 18. Ông phụ trách riêng một đài phát thanh đánh chặn “tình báo Nhật Bản”, và lắng nghe “tin nhắn tiếng Nhật”, dựa vào các thành viên phát thanh đã từng nghiên cứu học thuật Nhật Bản. Tất nhiên một thời Hồ Quang đã được giáo dục và có ảnh hưởng Nhật Bản, những nhiệm vụ không đơn giản, tự nhiên phù hợp với Hồ Quang (Hồ Chí Minh) xem ra đã quen thuộc với ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. Tất nhiên những hoạt động căn bản trên trong tầm tay của Hồ Tập Chương nhưng ngoài khả năng của Nguyễn Ái Quốc (阮爱国).

Nhật báo “Nichinichi Daily” Đài Loan công bố vào ngày 12 tháng 11 năm 1938. Hồ Tập Chương “38 tuổi” sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 là tuổi thật của Hồ Chí Minh, còn Nguyễn Ái Quốc “49 tuổi”, sinh vào năm 1939. Quốc tế Cộng sản sắp xếp hồ sơ của Hồ Tập Chương như thế này hỏng rồi, bởi Hồ Tập Chương sinh năm Minh Trị 34, Tân Sửu 11 tháng 10. Chuyển đổi của thời đại Kitô giáo: Minh Trị 34 năm, Trung Quốc Tân Sửu đó là năm 1901, mới đúng 38 tuổi. Nó cũng cho thấy rõ Việt Nam không có Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh, bởi Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương ở huyện Miêu Lật (苗栗) Đài Loan (台湾). Hồ sơ khác ghi rằng Hồ Tập Chương nguyên quán Huệ Châu, quận Trường Lạc, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, do đó đăng ký khai sinh tại nguyên quán Quảng Đông, nói thông thạo tiếng Quảng Đông, đó là điều tự nhiên hợp lý. Theo bảng gia phả của họ Hồ, ông nội tên Hồ Tập Trương Lương (Huji Zhang Liang) cha là Hồ Tập Lượng sinh ra Hồ Tập Chương.

Huỳnh Tâm

Tham khảo.

[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh

http://book.ifeng.com/psl/kjbfz/200910/1009_3554_1379999.shtml

[2]  亞細亞的孤兒. 日文版[编辑] 吳濁流,

– 1946a,胡志明,第一篇。台北:吳阿源。

– 1946b,胡志明,第二篇。台北:吳阿源。

– 1946c,胡志明,第三篇。台北:吳阿源。

中文版吳濁流.

– 1959,孤帆,楊召憩譯。高雄:黃河出版社。

– 1962,亞細亞的孤兒,傅恩榮譯。台北:南華出版社。

– 1977,亞細亞的孤兒,張良澤編。台北:遠景出版社。

https://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%BA%9E%E7%B4%B0%E4%BA%9E%E7%9A%84%E5%AD%A4%E5%85%92

[3]  http://www.peoplenews.tw/news/83abcfb3-9438-4c58-8eef-e03d90310e31

[4] đồ phiến phiên nhiếp tự quảng tây long châu hồ chí minh triển lãm quán-圖片翻攝自廣西龍州胡志明展覽館.

1

 


SỰ NGHIỆP TÌNH ÁI CỦA HỒ CHÍ MINH

$
0
0

Loạt bài sự thật Hồ Chí Minh chuyển tải trên các trang báo mạng lề dân thời gian vừa qua, ít nhiều cũng đã phác họa được nét đặc trưng của tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh. Loạt bài này đã làm sáng mắt một số đảng viên cháu ngoan mù đảng, thôi không còn mê muội Hồ nữa và nhờ vào nó làm cầu nối cho tôi có thêm một số bạn bè “chí cốt”. Phấn khích hơn nữa là các bạn đã vượt qua sợ hãi thể hiện những động thái tích cực trong việc bày tỏ chính kiến hơn mong đợi của tôi.

Sự thật Hồ Chí Minh đã giúp cho các bạn trẻ sinh ra, lớn lên sau cuộc chiến !975, có cái nhìn đúng đắn hơn về bác đảng và nó cũng đã tạo động lực cho giới trẻ chuyển hướng, âm thầm góp phần nhỏ bé của mình vào việc dấn thân đấu tranh trực tiếp cũng như gián tiếp nhằm xóa bỏ độc tài toàn trị cộng sản, hướng tới mục tiêu thiết lập chính thể dân chủ như loài người văn minh đang sống thở không khí trong lành trong cuộc đời làm người đúng nghĩa của con người vốn có.

Phải công nhận là sự thật Hồ Chí Minh do nhiều tác giả phổ biến trên các trang mạng báo lề dân đã đạt được một số thành quả nhất định. Cụ thể là sự thật Hồ Chí Minh đã giúp thay đổi nhận thức cho không ít trí thức xã nghĩa, các “lão thành cách mạng”, các thanh niên sống trong môi trường giáo dục nhồi sọ, tẩy não của độc tài toàn trị cộng sản – những cá nhân kêu đòi dân chủ còn vướng mắc Hồ đã giảm thiểu khá nhiều trích dẫn lời Hồ so với trước kia.

Những bài viết về sự thật Hồ Chí Minh của tôi đã phổ biến, chưa đi vào bản chất hai mặt của nhân vật thần thoại đại gian, đại ác Hồ Chí Minh. Giờ thì ai cũng biết, thực chất tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là không có gì… Tất cả chỉ là giả tạo, vay mượn chôm chỉa của người khác và nếu do Hồ tưởng tượng, nghĩ ra thì toàn là chuyện độc ác, phi nhân, vô đạo mà người lương thiện khó có ai hình dung ra được!

Ánh hào quang chung quanh Hồ Chí Minh một phần là do Hồ tự sướng, tự huyễn hoặc, tự hư cấu để đánh bóng, nâng bi cho cá nhân mình. Phần khác là do bàn tay phù phép của cộng sản quốc tế, chính xác là tình báo Hoa Nam và hệ thống tuyên truyền, các văn nô bồi bút của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản Việt Nam tập trung mọi nguồn lực dựng lên tượng đài giả tạo “cha già dân tộc” cho Hồ Chí Minh.

Viết về sự thật Hồ Chí Minh mà chỉ nói thoáng qua “sự nghiệp ái tình” của Hồ là một thiếu sót nghiêm trọng đáng chê trách. Thế cho nên đã có còm sĩ yêu cầu viết về những người đàn bà “đi qua” cuộc đời Hồ Chí Minh. Viết sự nghiệp ái tình của Hồ là để đáp lại lời yêu cầu của bạn đọc và cũng là để phá vỡ bức tường dối trá của tuyên giáo trung ương đảng cộng sản lu loa rằng thì là “… bác sống độc thân, một đời vì dân vì nước không biết đến mùi đàn bà…” 

Tuyên giáo lu loa thế là nhằm nắm đầu dựng dậy buộc Hồ làm thánh theo quan niệm thánh của Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng – nghĩa là thánh phải biết tiết dục, diệt dục… tránh xa đàn bà, không biết mùi đàn bà… và viết về sự nghiệp tình ái, về những người đàn bà “đi qua” cuộc đời Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Do đó rất cần các còm sĩ bổ túc thiếu sót cho sự nghiệp ái tình của Hồ thêm “hoành tráng”.

Thực tế lịch sử, tài liệu lịch sử đã chỉ ra sự nghiệp tình ái của Hồ khá đồ sộ, khá ấn tượng. Nói nôm na, dân dã thì Hồ cũng thuộc vào loại dân chơi có số má, biết đủ mùi đàn bà, đủ loại sắc tộc nhưng hơi “ẹ” là Hồ chơi chạy, phủi bỏ trách nhiệm, thậm chí giết người diệt khẩu để che giấu mối quan hệ bất chánh, vụng trộm để bảo vệ huyền thoại dối trá của Hồ.

Sự thật lịch sử qua các tài liệu lưu trữ trong ngoài nước, cùng với các nhân chứng sống là bằng chứng sống động chỉ ra Hồ là một thứ dân chơi có đẳng cấp nhưng lại là loại chơi chạy. Một trong những người phụ nữ Tây Phương bí mật đi qua cuộc đời Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) lúc làm thợ ảnh ở thủ đô ánh sáng Paris bị tài liệu lịch sử bật mí là Hồ có qua lại “chia giường” với cô đầm Marie Bière và lúc “hoạt động cách mạng vô sản” ở Moscow Hồ có người tình tên Vera Vasilieva. Vera có con gái riêng và cô này kể lại mối quan hệ giữa Hồ với mẹ cô.

Thời gian hoạt động ở Trung Quốc, Hồ có cưới một người vợ Tàu tên Tăng Tuyết Minh năm 1927 và Hồ rời bỏ Tuyết Minh đi hoạt động cách mạng theo chỉ thị của quốc tế cộng sản. Cũng trong thời gian ở trung Quốc, Hồ dan díu với một phụ nữ trẻ tên Lý Sâm. Người đàn bà này lúc đó là vợ của Hồ Tùng Mậu, đồng chí của Hồ và đôi gian phu dâm phụ này đã bị cảnh sát Hongkong bắt quả tang tại một phòng khách sạn khi hai người trong phòng ngủ, lúc 2 giờ sáng ngày 6, tháng 6, 1931.

Ghê hơn nữa là lúc sống như vợ chồng với người phụ nữ Nga Vera Vasilieva, Hồ còn bạo gan yêu cả Đặng Dĩnh Siêu vợ của đồng chí Chu Ăn Lai và trong số những người đàn bà đi qua sự nghiệp tình ái của Hồ Chí Minh thì cuộc tình gây xôn xao dư luận nội bộ, có nhiều “đồng chí” bàn tán là cuộc tình giữa Hồ Chí Minh với Nguyễn Thị Minh Khai. Cũng nên biết thêm, Minh Khai còn có bí danh là Trần Thị Lan, Phan Lan, vợ của Lê Hồng Phong, đồng chí của Hồ.

Thế rồi sự nghiệp ái tình của Hồ đi vào khúc quanh mới, là sau nhiều năm biệt tích giang Hồ, vắng bóng bí ẩn không lý do… bất chợt vào đầu thập niên 40s Hồ tái xuất hiện trong hang Pác Bó. Ở hang này Hồ với bí danh chú Thu trên danh nghĩa là ông thầy giảng dạy, rao giảng, huấn luyện cán bộ phục vụ cách mạng vô sản. Ở đây có lẽ Hồ “thơ ngây vô số tội” nên đã bị các ma nữ miền núi, kinh lẫn sắc tộc làm cho sa ngã, thoái hóa biến chất bởi các cháu ngoan Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Ngác…

Cả hai phụ nữ “biến chất, hủ hóa”này đều có con với chú Thu. Hai mẹ con Đỗ Thị Lạc thì mất tích bí ẩn, kể từ khi Hồ tự diễn tả mình như là ông tiên hiền dịu, là “cha già dân tộc”, đọc tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình và Nông Thi Ngác, tự Trưng do chú Thu “truy tặng danh hiệu”, có phần may mắn hơn là không bị biến mất bí ẩn, lại có “thằng cu Mạnh” được đặc cách lên làm tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam.

Tất cả những người đàn bà bị Hồ quất ngựa truy phong, nói theo ngôn ngữ chợ búa là bị Hồ lừa, chơi chạy vẫn không thê thảm đáng thương bằng cô sơn nữ Nông Thị Xuân có với Hồ một đứa con trai Nguyễn Tất Trung hiện đang sống ở thủ đô Hà Nội.

Đoạn cuối cuộc tình của Nông Thị Xuân trong sự nghiệp tình ái của Hồ Chí minh khá tàn bạo. Nông Thị Xuân bị đàn em của Hồ là bộ trưởng côn an Trần Quốc Hoàn hãm hiếp, dùng búa đập đầu cho chết. Nông Thị Xuân chết vẫn chưa hết. Cái chết của “hoàng hậu” Nông Thị Xuân của vương triều Hồ, còn kéo theo nhiều hệ lụy đáng sợ, với nhiều mạng người biết sự thật cái chết của kẻ xấu số Nông Thị Xuân. Câu chuyện giết người ghê tởm, thú vật này đã được nhiều người biết chuyện kể lại như nhà văn Vũ Thư Hiên, con của Vũ Đình Huỳnh, thư ký của Hồ… trong cuốn hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày”có đoạn viết như sau:

“…Nông thị Xuân là Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam… là bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra những đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha… tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục nhã như thể đó là những đưa con tội lỗi. 

Ai đã giết Nông thị Xuân?… Vào một buổi sáng mùa hè… người ta thấy xác một người đàn bà bị xe cán chết ở dốc Cổ Ngư lên Chém. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó là Nông thị Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn…

…Chưa hết. Sau đó một cô em gái của Nông thị Xuân tức tốc trở về Hòa An. Nhưng cô không về được tới nhà. Người ta tìm thấy xác cô nổi lên trên sông Bằng Giang… Một người em khác trước kia về Hà Nội cùng với Nông thị Xuân đang học trường y sĩ Thái Nguyên, một buổi chiều ra hàng quán gần đấy mua dầu đốt hay cái gì đó cũng mất tích luôn… Như vậy là cùng một thời gian, có thể là cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng…”

Ngoài Vũ Thư Hiên kể lại cái chết của Nông Thị Xuân còn có nhiều người biết chính phạm lẫn tòng phạm và trong số đó có anh “bộ đội cụ Hồ” người yêu của Nông Thị Vàng, em họ của Nông Thị Xuân, người cũng đã bị giết không lâu sau đó. Những người này đều thuộc gia đình cốt cán, có truyền thống cách mạng, kể cả người viết thư tố cáo gởi cho chủ tịch quốc hội Nguyễn Hữu Thọ. Hiện tại lá thư này được lưu giữ tại văn phòng chủ tịch quốc hội Việt Nam.

Bức thư tố cáo của “bộ đôi cụ Hồ” miêu tả diễn biến vụ việc liên quan đến cái chết của người vợ không bao giờ cưới của Hồ Chí Minh do người yêu kể lại, có đoạn đọc được như sau:

…Chị Xuân nói sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai. Bác nói cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô phải chờ một thời gian nữa…

…7 giờ tối ngày 11/02 năm 1957, một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn… vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đị. Sáng hôm sau 12 /02, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Việt Đức, Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi và bảo em lên phòng chờ em thấy trong phòng đã có khá đông người của công an, tòa án, kiểm sát viên… 

…Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô… Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích, da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra… đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu… là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp đã sử dụng…”

Thật ra Nông Thị Xuân không phải là người đàn bà cuối cùng trong sự nghiệp tình ái của cuộc đời Hồ Chí Minh. Có lẽ mọi người đều đồng ý là chuyện quan hệ trai gái hay ngay cả nhu cầu sinh lý cần phải giải quyết là rất bình thường và không vi phạm đạo đức. Nếu như mối quan hệ đó không vượt qua giới hạn, chuẩn mực của luân thường đạo lý nhưng Hồ Chí Minh không những giấu diếm chuyện vợ con, chuyện quan hệ gái trai không bình thường mà Hồ còn ra tay tàn độc, dù là trực tiếp hay gián tiếp đối với sinh mạng của người đầu ấp tay gối với mình để được đám lâu la côn đồ, lưu manh dựng tượng tôn lên làm cha già dân tộc, làm thánh, làm vĩ nhân là tội ác nghiêm trọng không thể tha thứ được.

Tự cổ chí kim, từ đông sang tây không có bất cứ vĩ nhân, thánh nhân nào làm những chuyện khủng khiếp như Hồ Chí Minh, nghĩa là chỉ vì tham vọng ngông cuồng với cái danh hảo vĩ nhân, thánh nhân mà Hồ đã mù quáng phủ nhận việc quan hệ gái trai lẫn ra tay tàn độc với những người đàn bà “đi qua” cuộc đời của Hồ để Hồ cùng với đám tuyên giáo mạnh mồm bố láo, là Hồ một đời sống độc thân lo cho dân cho nước không biết mùi đàn bà! (sic)

26/12/2015

Le Nguyen

danlambaovn.blogspot.com


Ông Hồ, Ông Nguyễn?

$
0
0

Ông Hồ Chí Minh là nhân vật khác với Nguyễn Ái Quốc? Ông Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương, hay là Hồ Quang… do Trung Quốc gài vào VN? Nghi vấn này có từ lâu, và ngày càng thêm nghi vấn…

Một bài viết trên Bauxite VN tựa đề “Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đối diện với Năm Chữ Chính” của nhà trí thức nổi tiếng Nguyễn Khắc Mai đã gọi đó là vấn đề thứ 5: Chính Mi..

GS Mai giải thích lý do nêu ra 5 chữ Chính:

“Tôi tin rằng đa số các đại biểu được cử đi dự Đại hội này phải quan tâm tới năm chữ Chính có tầm quan trọng này. Năm chữ Chính này, dẫu họ không nghĩ tới, nó vẫn luôn tồn tại, thường xuyên có mặt, chi phối mọi hành vi của Đảng, của từng đảng viên trong chức phận, trong hành xử… của họ.”

Những chuyện khác là chủ yếu nói về thê chế… Nơi đây chúng ta có quan tâm về “Chữ Chính thứ năm: Chính Mi…”

Nội dung cho biết nghi vấn cần khảo sát rằng ông Hồ có phải Nguyễn Ái Quốc hay không… Vì như dường Đảng CSVN cũng có nghi vấn, nên im lặng…

Bài viết của GS Nguyễn Khắc Mai trích như sau:

“…Hồ Chí Minh là ai? Từ nhỏ sau khởi nghĩa Tháng Tám, tôi đã nghe câu hỏi cụ Hồ là ai, có phải là Nguyễn Ái Quốc hay không. Có lẽ vì thế mà Chủ tịch Hồ chí Minh phải tự mình viết ra cuốn Cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, cuốn này có một dị bản in bằng tiếng Hoa xuất bản ở Hồng Công. Trong cả hai cuốn, cụ Hồ gián tiếp nhận mình là Nguyễn Ái Quốc.

Dăm năm trở lại đây, trong xã hội lại râm ran dư luận về một cuốn sách nhan đề Hồ Chí Minh sinh bình khảo (khảo cứu cuộc đời của Hồ Chí Minh) của tác giả Hồ Tuấn Hùng, xưng là cháu nội của nhân vật trong sách. Sách cố chứng minh rằng sau khi Nguyễn Ái Quốc vì bệnh lao mà mất ở Trung Hoa vào 1932, thì Quốc tế cộng sản đã đem Hồ Tập Chương huấn luyện để đóng thế Nguyễn Ái Quốc. Hồ Tập Chương là người dân tộc Hẹ, sinh ở Đài Loan, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, cán bộ của Quốc tế cộng sản, đã cùng với Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở sân banh Hương Cảng.

Về Nguyễn Ái Quốc đã chết năm 1932, thì chính Hà Huy Tập một Tổng Bí thư của Đảng đã khẳng định trong một tài liệu hiện đang là tư liệu chính thức của Đảng, được lưu trữ tại Cục Lưu trữ của Trung ương. Không thấy ai nghiên cứu, khẳng định đúng sai của vấn đề này. Nếu tư liệu này của Hà Huy Tập là chính xác, thì nhân thân của Hồ chí Minh có vấn đề.

Còn Hồ Chí Minh trong một bài báo nhan đề Đảng ta, đăng ở trang 547, tập 5, Hồ Chí Minh Toàn tập có câu: “Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.

Trong 7, 8 đại biểu ngoài, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi…”.

Như thế là “Bác Hồ” đã thừa nhận Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người.

Chi tiết này rõ ràng là chứng minh cho lập luận của Hồ Tuấn Hùng khi khẳng định rằng Hồ Tập Chương chính là nhân vật Hồ Chí Minh của Việt Nam. Điều lạ lùng là trong giới nghiên cứu ở Viện Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành của Đảng cũng không thấy lên tiếng phản bác đúng sai.

Còn một tư liệu nữa cần nghiên cứu. Đó là nhân vật Hồ Quang, thiếu tá Bát lộ quân, nghe nói dã từng trong một đại đội với Diệp Kiếm Anh. Nghe nói nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ấn hành cuốn sách về nhân vật Hồ Quang và được coi là Hồ Chí Minh. Tôi chưa được tiếp cận tài liệu, nên chỉ giới thiệu để nghiên cứu.

Như vậy nghi án Hồ Chí Minh là ai, thật sự là có cơ sở.

Vấn đề này trở thành nghiêm trọng, vì không nghiên cứu và tiến hành những khảo sát một cách khoa học để bác bó những luận cứ kể trên, vô hình trung là đã mặc nhiên thừa nhận Hồ Chí Minh là người ngoại quốc (Trung Hoa).

Nếu không khẳng định rõ Hồ Chí Minh là ai, có thật “chính mi” là người Quỳnh Lưu hay Nam Đàn Nghệ An, hay lại là một người Tàu thì chúng ta đang đứng trước một vấn đề pháp lý nghiêm trọng. Vì luật pháp không cho phép một người nước ngoài không tuyên bố chuyển quốc tich Việt Nam lại được là Chủ tịch nhà nước hay Chính phủ!

Vì tính nghiêm trọng của vấn đề mà Đại hội XII phải quyết định thành lập một tiểu ban độc lập nghiên cứu nghi án này….”(ngưng trích)

Nếu phân tích của GS Nguyễn Khắc Mai là đúng, vấn đề trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Độc giả có thê đọc toàn văn bài này ở đây:http://boxitvn.blogspot.com.

https://vietbao.com/p121a247327/ong-ho-ong-nguyen


Các trò diễn của kịch sĩ Hồ Chí Minh

$
0
0

Năm mươi hai tuần tức mười hai tháng, có nghĩa là một năm vật lộn với cuộc sống, đúng ra bước sang năm mới nên bỏ qua nỗi buồn năm cũ để hưởng trọn niềm vui đón chào năm mới. Thế nhưng hơn 40 năm cướp miền nam, dựng lên chế độ độc tài toàn trị, giành độc quyền lãnh đạo cả nước, đảng cộng sản Việt Nam có cái gì mới? Chẳng có gì cả! Những cái đầu thiểu năng, lãnh đạo đảng cộng sản vẫn bám chặt những luận điệu cũ rích của chủ nghĩa Mác – Lênin, xã hội chủ nghĩa, chống đa nguyên đa đảng… dân chủ của ta là dân chủ vạn lần hơn… là rào cản ngăn chận đất nước phát triển, dìm dân dưới đáy đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến.

Lẽ ra đảng cộng sản Việt Nam phải mang xác chết của Hồ và chủ nghĩa hoang tưởng cộng sản đầy thảm họa, vất vào thùng rác lịch sử như loài người tiến bộ đã làm để đưa dân nước tiến lên hội nhập vào giòng sống văn minh của nhân loại. Nhưng không, những đứa cháu ngoan lưu manh lẫn mê muội Hồ vẫn bám vào xác chết chửa chôn của Hồ để mưu cầu lợi danh. Do đó năm mới tôi không bàn chuyện mới mà phải nói chuyện cũ, chuyện của tội đồ dân tộc Hồ Chí Minh – Nguyên nhân gây ra đổ nát hoang tàn cho tổ quốc Việt Nam.

Thời đại tin học, thằng internet cực độc… độc hơn thịt vịt xiêm, nó lạnh lùng không khoan nhượng, mạnh tay lột truồng tư tưởng, đạo đức “xúc xích” của “cha già dâm dật” Hồ Chí Minh. Việc thằng internet lột truồng Hồ, phơi ra con thú nguyên thủy chưa tiến hóa lên thành người khiến cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cộng sản có chút sĩ diện còn sót lại, nhìn thấy Hồ “trần truồng” phải ngậm “hột thị” không há mồm được. Tuy vậy vẫn còn một bộ phận không nhỏ mù đảng, cuồng Hồ cãi chày, cãi cối bênh vực Hồ, kính cẩn sụt sùi run run trích dẫn lời diễn trong màn kịch khiêm nhượng của Hồ:

“Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi.”

Phải chi lời nói của Hồ đi đôi với việc Hồ làm thì đỡ khổ cho dân tộc Việt Nam biết mấy? Tội nghiệp cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đọc lời thoại trong vở kịch “thiện lương” của Hồ – vì mù thông tin nên tưởng thật, không nhận ra lối sống gian manh, hai mặt của con ác quỷ Hồ Chí Minh.

Một bộ phận không nhỏ này không nhận ra lối sống hai mặt của Hồ có thể là do mù đảng, cuồng Hồ hoặc giả vờ ngu ngơ không biết kịch sĩ “đại tài” nhập vai diễn trò cho đám cháu ngoan lé mắt, thán phục “đức tính khiêm nhượng, mơ ước đơn sơ không màng danh lợi…” bằng mồm của Hồ, nên chúng phớt lờ lời Hồ từng giả danh Trần Dân Tiên “tự sướng” trong cuốn tự truyện Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch như sau:

“…Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ… Ở Nam bộ một chiến sĩ du kích hoạ sĩ bị thương ở chiến trường, trong khi chờ đợi cứu thương đến, đã lấy máu mình vẽ lên áo ảnh Hồ Chủ tịch…”

Thật ra kịch bản bịa đặt trơ trẽn của Hồ, đã được diễn đi diễn lại nhiều lần trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, có sự hỗ trợ tích cực của loa đài lẫn loa phường, loa miệng lẫn loa liếm của tuyên truyền viên, dư luận viên lười đọc, ngu dốt chỉ biết lặp lại lời tuyên giáo như cái máy nên không biết Hồ đã sử dụng chiêu trò “lưu manh nhập vai hiền” không biết bao nhiêu lần trong sự nghiệp kịch sĩ của Hồ.

Thời nay câu văn “diễn trò lố bịch” nổi tiếng của Hồ mà ai cũng biết, là chuyện Hồ giả danh Trần Dân Tiên tự nâng bi mình trong cuốn “Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” có đoạn mở đầu khiến người đọc nổi gai ốc cùng mình như sau:

“Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình.

Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ Chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ Chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Ngày thứ hai tôi viết thư xin phép được gặp Hồ Chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng nhận được thư trả lời của Hồ Chủ tịch viết như thế này: 

“Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến” 

Ký tên: HỒ CHÍ MINH 

Thư trả lời chóng, nội dung thư giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến tôi rất băn khoăn.

Sáng ngày mồng 4 tháng 9, 7 giờ 25, tôi đến dinh Chủ tịch. Đúng 7 giờ 30, một người thanh niên đến phòng khách, lễ phép nói với tôi: “Hồ Chủ tịch đang đợi anh ở phòng làm việc”. Phòng làm việc của Chủ tịch là một gian phòng rất rộng, một bên có nhiều cửa sổ lớn.

Trong phòng có một cái bàn làm việc, một chiếc giường, một tủ sách nhỏ kê sát vào tường, và hai bàn nhỏ của hai thư ký. Phía trên lò sưởi, có một lọ hoa. Đây là tất cả những đồ trong phòng làm việc, không có một thứ trang trí gì khác.

Hồ Chủ tịch thường mặc bộ quần áo ka-ki, đi giày vải đen. Tóc Người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng, râu che nửa miệng, mặt gầy, da ngăm ngăm đen, khiến ta nghĩ đến sương gió dãi dầu trong rừng sâu và những nỗi gian khổ của chiến tranh du kích.

Lần mới gặp, tôi có cảm giác Người giống một thầy giáo ở nông thôn.

Tôi bước vào phòng kính cẩn chào. Chủ tịch đứng dậy bắt tay tôi và mời ngồi trước bàn làm việc. Trước hết, Người hỏi thăm sức khỏe của thầy mẹ tôi và sau mới nói: “Tôi có thể giúp chú việc gì nào?”. Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp:

“Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!”

Tôi như chạm phải một bức tường. Nhưng tôi không thất vọng…

Về sau tôi đặt kế hoạch khác:

Phương pháp trực tiếp, nghĩa là nói chuyện thẳng thắn với Hồ Chủ tịch để có tài liệu, điều ấy đã không thành. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi mới hiểu là phương pháp ấy không thể không thất bại. Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của Người được?”

Có lẽ tính từ thời trí năng con người phát triển, không còn mông muội, biết phân biệt tốt xấu tới bây giờ và có thể ngay cả hàng vạn năm sau cũng không có ai đủ can đảm tự mình thổi đít mình bay phất phơ như Hồ đã làm trong cuốn tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đòi Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch”. Xa hơn nữa, lố bịch hơn nữa là mười lăm năm sau Hồ diễn lại kịch bản nâng bi mình với cuốn “ Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện.

Theo dõi sát sao về cuộc đời hoạt động tay sai cho cộng sản quốc tế sẽ không khó để thấy, Hồ đóng kịch, diễn trò là bình thường và Hồ diễn trò yêu nước, yêu dân tộc là thế mạnh để Hồ lừa bịp nhân dân, làm tay sai cho cộng sản quốc tế trong bức màn bưng bít thông tin. Thời hiện đại với rừng thông tin về Hồ tràn ngập trên các trang báo, các trang mạng xã hội và trong các kho lưu trữ tin học thì bộ mặt thật của Hồ đã bị lột trần, lộ ra nanh vuốt rất ghê sợ, dù có đám cháu ngoan thường xuyên trang điểm.

Dẫu thông tin tràn ngập về sự thật Hồ Chí Minh nhưng vẫn tồn tại những đứa mù đảng, cuồng Hồ mở mồm ra là trích dẫn các câu khẩu hiệu tuyên truyền của Hồ giăng mắc khắp đầu đường xó chợ, bị gió bụi thời gian làm cho “xốc xếch, tả tơi”. Vậy mà lời Hồ vẫn được chúng xem như danh ngôn sống và hành động để chúng trích dẫn ra rả ngợi ca:

“Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”

Câu nói “nước Việt Nam là một…” của Hồ cũng tầm thường không có gì đặc biệt, không mang vóc dáng của tầm cao trí tuệ và không cả hơi hám của tư tưởng triết học. Câu nói “…Nước Việt Nam là một…” của Hồ thực chất chỉ có giá trị “diễn trò” kích động nhằm dụ dỗ thanh niên Việt Nam lao vào cuộc chiến kháng Pháp, đánh Mỹ cho Nga-Tàu và nó thường được đội ngũ tuyên giáo lặp đi lặp lại như thánh ngôn khá tội nghiệp, cùng với những câu như:

“…Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam…. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước… Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi…”

Những câu nói của kịch sĩ Hồ trích dẫn ở trên được các tên bưng bô bằng mồm của làng Ba Đình ca tụng, nâng lên thành những câu nói hay nổi tiếng và được tên phó giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Phòng – viện sĩ học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ chí Minh, le lưỡi liếm, hô hoán thành chủ nghĩa nhân văn như sau:

“…Đó chính là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, vừa thấm đượm tinh thần nhân văn Việt Nam vừa mang bản chất nhân văn nhân loại, vừa mang bản chất nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng cũng đầy tính thực tiễn và tính thời đại…”(sic)

Thật ra ai có lòng yêu nước đều có thể nói được những câu đơn giản, nôm na như Hồ nói. Nhưng khác biệt là những câu nói của Hồ chỉ là diễn trò cho đúng kịch bản đánh Pháp, đuổi Mỹ để nhuộm đỏ Việt Nam cho Nga-Tàu. Và để Hồ lếu láo “Tôi dắt năm châu đến đại đồng” chứ không xuất phát từ tấm lòng yêu dân, yêu nước như những người yêu nước chân chính. Gọi các lời nói, thơ văn của Hồ là diễn trò vì nó đã được chứng minh qua thực tế cuộc đời làm cách mạng vô sản của Hồ.

Trò diễn khơi gợi lòng yêu nước, phục vụ mục đích tuyên truyền chính trị kích động hận thù của Hồ còn lộ rõ qua các câu nói trong chiến tranh “đánh Mỹ cho Nga- Tàu đến người Việt Nam cuối cùng” được Hồ gọi là “chống Mỹ cứu nước”dưới đây:

“…Tôi xin mời Johnson tới Hà Nội như là khách của chúng tôi. Ông hãy đến với vợ và con gái, người thư kí, người bác sĩ và người đầu bếp của mình. Nhưng đừng mang theo tướng lĩnh và đô đốc… Tôi nói với nhân dân Việt Nam rằng họ là con cháu tôi, vì vậy tôi sống rất bình yên và giản dị, tôi ngủ rất ngon, ngay cả khi có việc ném bom của các ông…”

Trước đây trong thời đại Hồ Chí Minh, với phương tiện thông tin còn lạc hậu, thô sơ chỉ có loa đài của đảng, nhà nước tán hươu tán vượn, bịt kín mọi nguồn thông tin để tuyên giáo độc quyền tuyên truyền láo cho Hồ ngụy trang yêu nước dưới vỏ bọc dân tộc, giúp Hồ che giấu tung tích làm tay sai cho cộng sản quốc tế.

Ngày nay với các nguồn thông tin đa chiều phong phú, không khó để cho người dân tham khảo, đối chiếu tìm ra sự thật của cái chiến tranh mà Hồ Chí Minh gọi là kháng Pháp, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền nam… và nhập vai nhà đại cách mang yêu nước, yêu dân tộc luôn canh cánh bên lòng “miền nam trong trái tim tôi…” Tất cả chỉ là trò diễn “đại lừa đảo” của kịch sĩ Hồ Chí Minh.

Qua tài liệu lịch sử lưu trữ trong ngoài nước và qua các bài viết đăng tải trên các phương tiện thông tin lề đảng lẫn lề dân, chỉ ra cho mọi người thấy, mọi câu nói, thơ văn “bịa, chôm” của Hồ là nhất quán như sợi chỉ đỏ xuyên suốt nhưng nó được đám văn nô, bồi bút, báo nô ca tụng là tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Giờ thì không còn ai mơ hồ về cái gọi là tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: một là vay mượn, chôm chỉa của người khác; hai là bịa tầm thường, quái đản không giống ai; ba là diễn trò cho tròn vai yêu nước, thương dân của tên kịch sĩ ngoại hạng…

Sự thật đời sống hai mặt của Hồ – đời thường và đời diễn viên đã bị phơi ra nhưng những câu “thoại” trong lúc đóng kịch của Hồ lại được các chuyên gia bưng bô trong cái học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh le liếm, nâng lên tầm danh ngôn, được cho là các câu nói nổi tiếng hay của Hồ nhưng thực chất đằng sau những câu nói “nhập vai diễn trò” là sự thật rác rưởi bốc mùi khó ngửi của kịch sĩ Hồ Chí Minh.

2/01/2016

Le Nguyen

danlambaovn.blogspot.com


Hồ Chí Minh thừa nhận có phụ nữ bên cạnh

$
0
0

Đôi khi rảnh rỗi, tôi thường truy cập vào trang mạng thivien.net. Đây có thể coi là diễn đàn thơ bằng tiếng Việt lớn nhất hiện nay. Những người yêu thích thơ đã chung tay xây dựng nên một thư viện đồ sộ với vô số tác phẩm và tiểu sử các thi sĩ từ xa xưa đến hiện tại, trong cũng như ngoài nước. Đáng tiếc có một kẻ mà sự hiện diện của hắn đã làm xấu mặt những thi hào khác, không ai khác hơn trùm đạo thơ Hồ Chí Minh (HCM).

Khả năng cầm nhầm thơ người khác cũng như tài sáng tác thơ như văn xuôi của HCM thì đã được phân tích, mổ xẻ khá nhiều. Trong bài viết này tôi chỉ muốn nêu ra một khía cạnh khác về thi sĩ giả hiệu này thông qua một bài thơ có tựa đề làCảm hứng (1):

Kìa bãi cát, nọ rừng thông

Nước nước, non non khéo một vùng

Đang đợi nàng thơ cùng bạn vẽ

Đến chơi cảnh núi với tình sông

Tay đàn, cặp sách, ông đầu bạc

Hồ rượu, xâu nem, ả má hồng

Được phép ngao du cùng tuế nguyệt

Vì rằng kháng chiến đã thành công.

Một bài thơ thuộc thể loại thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu), nếu đọc sơ qua có thể xếp loại bình thường không quá đặc sắc, cũng không đến nỗi dở tệ. Ta có thể tạm coi đây là đứa con tinh thần của HCM vì ở trình độ của hắn khó lòng yêu cầu cao hơn. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích sẽ bắt gặp hai điểm bất ngờ thú vị:

  1. Tư tưởng ăn chơi, hưởng lạc trái ngược với hình ảnh một người được cho là vì dân, vì nước

Đây là bài thơ được sáng tác vào năm 1954, tức là khi chiến tranh chống Pháp đã kết thúc. Trước đó vào năm 1947, HCM cũng làm một bài thơ khác là Cảnh rừng Việt Bắc (2):

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

Săn về thường chén thịt rừng quay

Non xanh, nước biếc tha hồ dạo

Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say

Kháng chiến thành công ta trở lại

Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được dù ở giai đoạn cả nước bước vào giai đoạn chiến tranh ác liệt với Pháp (1947) hay đã kết thúc chiến tranh (1954) thì HCM lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện ăn chơi phè phỡn. Mặc kệ quân dân Việt đói khổ thì hắn ăn ngô nếp nướng, thịt rừng quay, đi dạo ngắm phong cảnh non xanh nước biếc và tha hồ say sưa rượu ngọt chè tươi. Mức độ trác táng của hắn lại càng tăng lên khi công khai thừa nhận ngoài rượu, nem, đàn hát còn có cả ả má hồng. Điều này hoàn toàn trái ngược với lời phát biểu của hắn với các nhà báo năm 1946, khi hắn mới bắt đầu làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (3). Đúng ra hắn nên phát biểu rằng hắn chỉ có một ham muốn tột bậc đó là suốt ngày đàn hát tiệc tùng và ôm gái đẹp. Chân dung của vị lãnh tụ vĩ đại suốt đời giản dị, không gần gũi đàn bà, không lập gia đình để lo việc nước là như thế đó.

2.  Ả má hồng được đề cập trong bài thơ Cảm hứng là ai?

HCM quen biết, chung đụng rất nhiều đàn bà thì hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, hắn chưa bao giờ công khai thừa nhận người nào. Một kẻ dù mưu mẹo, xảo quyệt đến đâu cũng vẫn có lúc sơ sót. Do đó, trong một phút cao hứng hắn đã để lộ ra sơ hở của mình. Vấn đề ở đây là làm sao xác định được tung tích ả má hồng đã kề cận với HCM trong những lúc ăn chơi, hưởng lạc vào thời điểm năm 1954. Diễn đànthivien.net có đăng tải một thông tin đáng chú ý về nguồn gốc bài thơ Cảm hứngnhư sau: “Theo một số chiến sĩ ở An toàn khu, bài thơ này được chủ tịch Hồ Chí Minh làm ở Khuối Tát, Định Hóa, Thái Nguyên, năm 1954, sau ngày hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc và trong thư gửi cho chị Huyền (tức chị Hà, vợ đồng chí Võ Nguyên Giáp).” (1)

Như vậy bài thơ này là HCM viết cho Đặng Bích Hà tức là vợ Võ Nguyên Giáp (VNG). Một điểm kỳ lạ là tại sao HCM lại tặng cho vợ VNG một bài thơ vô thưởng, vô phạt như vậy? Tôi đã đọc qua nhiều bài thơ của HCM và nhận thấy một đặc điểm rất rõ ràng. Khi hắn làm thơ tặng ai thì sẽ chỉ đích danh người đó trong thơ dù bằng tiếng Tàu hay tiếng Việt, chẳng hạn như những bài thơ sau: Tặng Bùi công, Tặng Trần Canh đồng chí, Tặng Võ công, Cảm ơn người tặng cam, Gửi đồng chí Trần Canh, Nữ anh hùng Nguyễn Thị Bươi, Tặng cụ Đinh Chương Dương, Tặng cháu Nông Thị Trưng, Tặng thống chế Pê-tanh, Tặng toàn quyền Đờ-cu, Thư tặng ba lão du kích ở Cao Bằng, Thư gửi Hy Mã Nghi Bá đại nhân…

Từ đó có thể suy đoán rằng do đang ẩn nấp trong vỏ bọc cha già dân tộc nên HCM không thể nào sỗ sàng nói hụych toẹt mà chỉ dám kín đáo miêu tả lạc thú bên ả má hồng. Viết cho vợ VNG mà lại đề cập đến ả má hồng thì chỉ có hai khả năng: thứ nhất, ả má hồng này chính là vợ VNG, thứ hai, ả má hồng này nhất định phải có quen biết hoặc liên hệ mật thiết với vợ VNG. Có thể bà này chính là người giới thiệu, tiến cử gái đẹp cho HCM cũng không chừng. Nếu giả thiết này là đúng thì chúng ta sẽ hiểu được vì sao HCM lại ưu ái phong thẳng cho một anh giáo viên dạy sử chưa từng học qua một trường lớp quân sự nào lên cấp bậc cao nhất của quân đội cộng sản. Ngoài ra HCM cũng từng ra tay cứu VNG khỏi cuộc thanh trừng do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chủ xướng qua vụ án xét lại chống đảng mà bỏ mặc bao nhiêu công thần khác của chế độ bị tra tấn, tù đày.

3.  Phần kết

Nội tình câu chuyện có lẽ chỉ có ba người là thấu hiểu rõ ràng: HCM, VNG và vợ của hắn. Đến nay thì HCM và VNG đều đã toại nguyện đi hầu hạ những tổ sư cộng sản dưới suối vàng. Như vậy chỉ còn vợ của VNG có thể tiết lộ danh tánh thật sự của ả má hồng đã cùng uống rượu, ăn nem, nghe đàn hát cùng HCM vào giai đoạn 1954. Dĩ nhiên điều này là không tưởng vì chắc chắn bà ta lúc nào cũng kiên trì phục vụ cách mạng và bảo vệ danh tiếng giả tạo cho vị chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhưng không rành tiếng Việt và vị bộ trưởng quốc phòng nhỏ không học lớn làm đại tướng, thích kiểm soát việc sinh đẻ có kế hoạch hơn là vào sinh ra tử cùng binh sĩ trên chiến trường.

Dù sao đi nữa, bài thơ Cảm hứng cũng là một bằng chứng không đánh mà khai về bộ mặt thật của HCM. Một kẻ có lối sống trụy lạc nhưng lại háo danh, thích vơ vào mình những điều không thể. Chúng ta cần phải tìm tòi, phát hiện thêm nhiều bằng chứng khác để lôi đầu hắn ra trước ánh sáng công lý và sự thật. Quyết không để cho thân xác hắn nằm chình ình giữa thủ đô Hà Nội và linh hồn hắn xâm nhập vào đền chùa, miếu mạo để trù ếm đất nước ta, dân tộc ta không tài nào ngóc đầu lên được. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp tốt để giải bùa mê, thuốc lú mà ban tuyên giáo cộng sản cùng với những tên dư luận viên rẻ tiền đang sử dụng để đầu độc đồng bào ta. HCM bị vạch mặt chỉ tên, bị ném xuống đầm lầy sớm ngày nào thì tổ quốc thân yêu của chúng ta được giải thoát sớm ngày đó.

06.01.2016

Dâu bể tang thương

danlambaovn.blogspot.com

___________________________________

Chú thích:

(1) thivien.net/H%E1%BB%93-Ch%C3%AD-Minh/C%E1%BA%A3m-h%E1%BB%A9ng/poem-lTY1azKOrQ1N7zUsIS1nZg

(2) thivien.net/H%E1%BB%93-Ch%C3%AD-Minh/C%E1%BA%A3nh-r%E1%BB%ABng-Vi%E1%BB%87t-B%E1%BA%AFc/poem-7QDJga2Qfc5lQqRDSoDyPw

(3) cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=0&cn_id=71153


ĐMHCM đường “Bác”đi trùng điệp bất nhân (Phần 1)

$
0
0

Không biết đường mòn Hồ Chí Minh (ĐMHCM) chính thức khởi công từ khi nào. Theo báo cộng sản thì Võ Nguyên Giáp là người ra lệnh tiến hành ĐMHCM. Cho đến chấm dứt cuộc chiến phi nghĩa. Cộng sản Bắc Việt kết thúc “thắng lợi” cho Liên sô và Trung cộng để “thống nhất” đất nước bằng sinh mạng hàng triệu bộ đội sinh Bắc tử Nam. “Đánh Mỹ cho đến người VN cuối cùng“, trong đó không ít nạn nhân là phụ nữ và trẻ em chỉ để đánh cho Liên sô và Trung cộng như Lê Duẫn đã thú nhận.

Trong một lần sang Nga để xin viện trợ pháo cao xạ và tên lửa, nguyên soái Andrei Antonovich Grechko đã hỏi: “Tôi đã xem kỹ các tấm ảnh đường mòn mà đồng chí đưa. Tôi chẳng thấy xe cộ đâu cả, chỉ thấy voi”.

Tôi trả lời rằng, đường mà các đồng chí thấy có voi là đường để ngụy trang, đường thật được giấu trong rừng già. (Võ Nguyên Giáp. Vnexpress. Thứ bảy, 4/10/2014 | 06:15 GMT+7)

Rõ ràng cộng sản đi xin quan thày Liên sô viện trợ vũ khí để xâm lược miền Nam, Giáp cũng không nói sự thật về kế hoạch tiến hành ĐMHCM?

Như đã dẫn lời thú nhận của Lê Duẫn. Cũng theo báo cộng sản, Giáp đã nói láo khi trả lời phỏng vấn về cuộc chiến xâm lược miền Nam như sau: Tại sao chúng tôi lại xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh? Vì người Mỹ tấn công chúng tôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán được chiến tranh sẽ kéo dài, nhưng chúng tôi nhất định sẽ thắng. (Võ Nguyên Giáp)

Sự thật chứng minh quân đội Mỹ không tấn công cộng sản Bắc Việt (CSBV). Quân đội Mỹ giúp chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tự vệ và bảo vệ miền Nam không cộng sản. Chủ đích của Mỹ là để ngăn chận làn sóng đỏ của khối cộng sản Đông Âu bành trướng ở vùng Đông Nam Á. Tương tự như CSQT viện trợ khí tài để CSBV tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa nhằm mục đích nhuộm đỏ Đông Dương. Nói cách khác CSBV là lính đánh thuê cho CNCS như HCM đã thú nhận làm công ăn lương. (Hồ Chí Minh Toàn Tập – tập 2.) Đó là sự khác biệt giữa miền Nam VNCH chính nghĩa và miền Bắc VNDCCH phi nghĩa.

Cần nhắc lại rằng, chính thể VNCH là một quốc gia có chủ quyền được đã được 56 quốc gia trên thế giới công nhận, ngược lại cùng thời điểm đó CSBV với tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) tồn tại ngoài công pháp Quốc tế sau Hiệp định Genève 1954. CSBV lúc đó chỉ được có 10 nước cộng sản công nhận và hoàn toàn lệ thuộc vào khối cộng sản Đông Âu, đứng đầu là Liên sô và Trung cộng. Vì thế, không thể gọi hành động chủ chiến của CSBV là “giải phóng thống nhất đất nước”. Đó là hành động xâm lược có chủ đích đẩy cả nước vào thảm họa cộng sản thể hiện qua bài Viếng đền Kiếp Bạc của HCM.

Bác anh hùng tôi cũng anh hùng

Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung

Bác diệt xâm lăng – thanh kiếm bạc

Tôi trừ giặc dữ – ngọn cờ hồng

Bác đưa một nước qua nô lệ

Tôi dẫn năm châu tới đại đồng

Bác có linh thiêng cười một tiếng

Mừng tôi sự nghiệp đã thành công!

Chính sự cuồng xuẩn CNCS và tham vọng của Hồ “Dẫn năm Châu đến đại đồng” là nguyên nhân của mọi tai họa cho VN đến tận ngày nay.

Trở lại với lời nói láo của Võ Nguyên Giáp trong việc quân đội Mỹ tấn công CSBV. Trong suốt cuộc chiến do CSBV chủ chiến. Lần duy nhất quân đội Mỹ tấn công CSBV, là dội bom miền Bắc vào năm 1972, buộc CSBV ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Paris 1973. Cùng thời điểm đó, CSBV đã gởi thư đầu hàng vô điều kiện. Nói CSBV thắng Mỹ là không đúng sự thật. Tiếc là Mỹ đã thỏa thuận với Trung cộng để bỏ rơi miền Nam, dẫn đến lời xin lỗi của Tướng Westmoreland:

“Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”

“Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.”

(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.) William Westmoreland.

Vài thập niên sau, đến lượt Henry Kissinger thú nhận: Các ý-kiến của Kissinger phát biểu trong cuộc hội-thảo nói trên được tóm gọn như sau: “Sự thảm bại tại Việt Nam năm 1975 là do Hoa Kỳ chớ không phải do VNCH.” (The American Experience in Southeast Asia : Historical Conference)

Đối chứng tài liệu từ cả hai phía, cho thấy đảng cộng sản rêu rao, cập nhật giáo dục, nhồi sọ tuổi trẻ “đảng cộng sản quang vinh đánh thắng hai đế quốc Pháp – Mỹ” là hành động nói láo, xuyên tạc sự thật lịch sử nhằm lấp liếm tội ác cũng như che đậy thân phận của đội quân đánh thuê, hay nói cách khác là tay sai cho ngoại bang bằng tham vọng điên cuồng của Hồ “dẫn năm châu tới đại đồng”. Chiến thắng, nếu có thể gọi là như vậy trong việc xâm lược miền Nam của CSBV, thuộc về Liên sô và Trung cộng. Không thuộc về CSBV. Chính sự hoang tưởng của Hồ dẫn đến hàng loạt tội ác trong 24 năm Hồ cầm quyền theo lệnh từ Trung cộng. Trong đó nổi bật nhất là tội ác trong CCRĐ làm hàng trăm ngàn sanh linh chết cách oan uổng.

Ý thức nô lệ ngoại bang một lần nữa được đại tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng của đảng cộng sản thể hiện qua lời nói như sau:

“Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. 

Trước đó thì Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) cũng từng kêu gọi đồng bào VN bỏ chữ quốc ngữ học chữ Tàu để làm chư hầu Trung cộng. Bỏ cách chữa bệnh Tây y để uống cao đơn hoàn tán do Trung cộng sản xuất. (Xem tài liệu tham khảo)

Bút tích của Trường Chinh. Tên cộng sản vong bản.

ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 

NĂM THỨ VII 

TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN 

SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC 

Hỡi đồng bào thân mến! 

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! 

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế? 

Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc. 

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi! 

Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta! 

Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!! 

Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v… 

Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân! 

Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”. 

Trường Chinh 

Tổng thư ký đảng Lao Động

Với những bằng chứng không thể chối cãi. Việt Minh tiền thân của đảng cộng sản hôm nay, là một tập hợp những thành phần bất hảo, chưa bao giờ có thể tự đứng vững trên chính đôi chân của nó. Tất cả đều nhờ sự chống lưng của ngoại bang Liên sô và Trung cộng. Cần nhắc lại cuộc chiến biên giới 1979 khi Đặng Tiểu Bình chủ chiến xâm lược VN nhằm “dạy cho đảng cộng sản VN một bài học”. Gợi nhớ đảng cộng sản cũng từng xem Trung cộng như kẻ thù. Khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ. Tập đoàn cộng sản lại quay về khấu đầu Trung cộng để tồn tại trên lập trường vong bản thà mất nước hơn mất đảng. Đó là nguyên nhân chính, CSBV ký Mật ước Thành Đô 1990 nhằm biến VN thành một tỉnh của Trung cộng.

Tạm kết.

Mười sáu vụ lừa đảo lịch sử của đảng cộng sản VN.

  1. Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) ban đầu là cuộc nổi dậy của nông dân, không có sự tham gia, chứ đừng nói là lãnh đạo, từ đảng cộng sản.
  1. Việt Minh (1941) là bẫy dụ dỗ những người quốc gia đi theo cộng sản.
  1. Cái gọi là Cách mạng tháng Tám (1945) chỉ là kết quả của nhiều biến cố bất ngờ tạo ra chính yếu bởi “khoảng trống quyền lực” đột ngột sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh.
  1. Bản tuyên bố độc lập của Hồ (1945) lừa gạt dân Việt vì Hồ đã có ý định bán đứng Việt Nam cho Pháp hai tháng trước đó.
  1. “Tuần lễ Vàng” (1945) là một cuộc trá hình cho việc cướp tài sản dân để hối lộ quân Tàu và tướng Lư Hán
  1. Việc giải tán ĐCSĐD (1945) chỉ là trá hình cho hoạt động cộng sản để trấn an Trung hoa quốc gia và những người quốc gia
  1. Thỏa thuận Sainteny (1946) giúp hợp thức hoá chính quyền cộng sản và dùng Pháp để tiêu diệt phe quốc gia
  1. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) có được là nhờ sự giúp đỡ Tàu cộng và đóng góp của dân Việt vì được hứa hẹn cho ruộng đất
  1. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu là một cuộc nổi dậy rộng lớn cần cả một sư đoàn quân đội đàn áp nhưng ĐCSVN làm giảm cường độ, xuyên tạc các lý do, và không đề cập đến sự đàn áp tàn bạo.
  1. Công hàm của Phạm Văn Đồng gửi đến Tàu cộng (1958) lộ tính chất phản bội hoặc trò lừa đảo ngay cả với đồng bọn của ĐCSVN.
  1. Mặt trận Giải Phóng miền Nam (1960) là một công cụ của cộng sản Bắc Việt nhưng ĐCSVN chối bỏ cho tới khi họ chiếm đoạt miền Nam năm 1975.
  1. Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) được tiến hành bởi Hồ và ĐCSVN bằng cách lừa đảo dân miền Bắc và tạo chia rẽ hận thù trong dân Việt để phục vụ ngoại bang.
  1. Vụ Lê Văn Tám (1945) và Nguyễn Văn Bé (1967) cho thấy đầu óc ngu muội của người cộng sản trong việc bịa đặt hình ảnh anh hùng để phục vụ mục tiêu họ.
  1. Sự kiện UNESCO (1989) không những lừa bịp dân Việt mà còn là một quốc nhục khi Hồ Chí Minh bị so sánh tệ mạt hơn một học giả Thái Lan.
  1. Bộ phim “Mậu Thân 1968” (2013) của đạo diễn Lê Phong Lan là một nỗ lực tuyệt vọng trong việc xóa bỏ tội ác không tả xiết của cộng sản.
  1. Cuộc triển lãm Cải Cách Ruộng Đất (2014) toan tính lấp liếm tội ác giết hơn 170.000 dân vô tội.

(Tài liệu đã dẫn: Cao-Đắc Tuấn.)

ĐMHCM và đảng cộng sản VN đã biến một dân tộc với truyền thống bất khuất chống ngoại xâm, vào con đường diệt vong. Sự khiếp nhược của đảng cộng sản VN trước giặc Tàu cộng là bằng chứng không thể chối cãi. Ngay cả hàng tướng lãnh cộng sản cũng thừa nhận điều đó:

“61 đảng viên lão thành, đứng đầu là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi thư yêu cầu Đảng: 

1- Bạch hóa Hội nghị Thành Đô và các quan hệ với Trung Cộng. 

2- Từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, từ bỏ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội”.

Con đường duy nhất để thoát sự lệ thuộc vào Trung cộng, đòi buộc phải có đa nguyên, đa đảng. Kiểm soát lẫn nhau, đối trọng trên tinh thần bảo vệ Tổ quốc và tái thiết đất nước. Không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc trong một chế độ độc tài toàn trị.

04/12/2015

Người Đưa Tin

danlambaovn.blogspot.com

______________________________________

Tài liệu tham khảo:

– Những sự thật cần phải biết (phần 10) – Cộng sản Việt Nam: Trẻ em là một con bài trong chiến tranh. Tác giả Đặng Chí Hùng.http://danlambaovn.blogspot.com/2013/07/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-10.html

– Đảng thừa nhận đánh Mỹ là đánh cho TQ

https://www.youtube.com/watch?v=cu5MyDmDxRY

– Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đường mòn Hồ Chí Minh.http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-tuong-vo-nguyen-giap-va-duong-mon-ho-chi-minh-3088415.html

– Hồ Chí Minh Tự Thú: Tôi Là Nhân Viên Lãnh Lương Của Quốc Tế Cộng Sản – Thực Hiện Các Công Tác Bành Trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản Do Quốc Tế CS Giao Phó Với Lương Công Tác: 100 Mỹ Kim/tháng. (năm 1924). Hồ Chí Minh Toàn Tập – tập 2.

http://www.vietnamexodus.info/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=452

– Những sự thật cần phải biết – Nổi dậy hay khủng bố? Tác giả Đặng Chí Hùng.

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/nhung-su-that-can-phai-biet-noi-day-hay.html

– Binh bài thơ xấc xược của Hồ trước vị anh hùng kiệt xuất của Dân tộc Việt Nam – Thánh nhân Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Tác giả Phan Châu Thành.

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/05/binh-bai-tho-xac-xuoc-cua-ho-truoc-vi.html

– Bài học từ Hiệp định Geneva 1954. Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA. 2014-07-19.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/geneva-accords-1954-essence-n-lessons-gm-07192014103843.html

– Những sự thật cần phải biết: “THỐNG NHẤT” – Xin đừng xảo ngôn! Tác giả Đặng Chí Hùng. http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/nhung-su-that-can-phai-biet-thong-nhat.html

– Pắc Bó: Miệng nguồn của tội ác. Tác giả TNLT. Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý.

baotoquoc.com/2011/01/15/pắc-bo-miệng-nguồn-của-tội-ac/

– Tướng Westmoreland xin lỗi cựu quân nhân Quân Lực VNCH.

https://saohomsaomai.wordpress.com/2012/07/23/tuong-westmoreland-xin-lo%CC%83i-cuu-quan-nhan-quan-lu%CC%A3-c-vnch/

– Sự thật phũ phàng về Hiệp định Paris 1973. Tác giả Nguyễn Quốc Khải gửi RFA.

http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/readersopinions-nqk-12172012160001.html

– The Viet Nam War – Unknown Images (1973) The North Vietnamese Surrender. Phụ đề Việt ngữ. (CSVN xin đầu hàng năm 1973)

https://www.youtube.com/watch?v=hwvXyzo7MjM

– Henry Kissinger đã đấm ngực thú tội.http://www.lyhuong.net/uc/index.php/vnch/930-930

– Hai bức thư Hồ Chí Minh gởi Stalin xin Chỉ thị để giết dân Việt Nam trong chiến dịch “Cải Cách Ruộng Đất” và xin vũ khí Nga để giết dân Việt.

http://www.vietlist.us/SUB_Nannhancs/nannhancs21.shtml

– Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga:

http://www.rusarchives.ru/evants/exh…tnam1/22.shtml

http://www.rusarchives.ru/evants/exh…tnam1/23.shtml

– Hồ sơ tội ác cuộc Cải Cách Ruộng Đất (1949-1956)

https://vinhdanhcovang.wordpress.com/2010/12/02/h%E1%BB%93-s%C6%A1-t%E1%BB%99i-ac-cu%E1%BB%99c-c%E1%BA%A3i-cach-ru%E1%BB%99ng-d%E1%BA%A5t-1949-1956/

– Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 1 đến 26) Tác giả Huỳnh Tâm.

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/05/ho-chi-minh-mot-gian-iep-hoan-hao-ky-26.html

– Đại tướng Phùng Quang Thanh ‘lo lắng’ vì dân Việt ngày càng ghét Tàu Cộng. Tác giả Bảng Đỏ. http://danlambaovn.blogspot.com/2015/01/ai-tuong-phung-quang-thanh-lo-lang-vi.html

– Những sự thật cần phải biết (phần 14) – Trường Chinh – Kẻ vong bản. Tác giả Đặng Chí Hùng. http://danlambaovn.blogspot.com/2013/08/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-14.html

– Đọc lại hồ sơ bán nước: Hội nghị Thành Đô 1990. Hồi ký “Hồi Ức và Suy Nghĩ” của Trần Quang Cơ, nhà báo Trần Quang Thành giới thiệu.http://www.trinhanmedia.com/2012/09/oc-lai-ho-so-ban-nuoc-hoi-nghi-thanh-o.html

– Tiến trình đàm phán bí mật Thành Đô 1990 (Kỳ 1 đến 10) Tác giả Huỳnh Tâm.http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/12/tien-trinh-am-phan-bi-mat-thanh-o-1990_12.html

– Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng. Tác giả Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an.http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/161648/chien-tranh-bien-gioi-1979–khong-the-quen-lang.html

– Những lừa đảo lịch sử của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. Tác giả Cao Đắc tuấn. http://danlambaovn.blogspot.com/2014/10/nhung-lua-ao-lich-su-cua-ho-chi-minh-va.html

VRNs (29.07.2014) – Sài Gòn – Chú Tễu viết: “Ngày 28.07.2014, 61 đảng viên lão thành, đứng đầu là Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi thư yêu cầu Đảng: 1- Bạch hóa Hội nghị Thành Đô và các quan hệ với Trung Cộng. 2- Từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, từ bỏ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội”.http://www.chuacuuthe.com/2014/07/61-dang-vien-kien-nghi-bo-duong-loi-chinh-tri-sai-lam/

– 5 đường mòn Hồ Chí Minh . http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=11941.0



ĐMHCM ĐƯỜNG “BÁC” ĐI TRÙNG ĐIỆP BẤT NHÂN (PHẦN 2)

$
0
0

…Con đường cộng sản đi từ Bắc vào Nam dù có đặt tên gì, vẫn là con đường của tội ác. Con đường đưa hàng triệu thanh niên nam nữ miền Bắc vào “lò nướng thịt” Trường Sơn. Họ chết khi còn rất trẻ và chết trong “niềm tự hào đền nợ nước”. Họ hoàn toàn không biết bị đảng cộng sản lừa gạt để chết cùng giấc mơ hoang tưởng của Hồ với “Thế giới đại đồng”. Hàng trăm ngàn nấm mồ vô danh trên rừng Trường sơn, hàng trăm ngàn gia đình sau hơn 40 năm cuộc chiến phi nghĩa vẫn mơ có một ngày tìm được chút xương tàn của người thân… 

*

Đường mòn Hồ Chí Minh (ĐMHCM) còn có tên gọi là đường 559. Ngày 05.05.1959 tướng cộng sản Nguyễn Văn Vịnh (Hai Vịnh), thứ trưởng quốc phòng, trực tiếp giao cho thượng tá Võ Bẩm, cục trưởng cục nông trường tổ chức thực hiện cung đường “lịch sử” ĐMCHM vận chuyển bộ đội, vũ khí vào đánh phá, xâm lược miền Nam để đánh cho Liên sô và Trung cộng (Lê Duẫn thú nhận sau 1975) cũng như đưa “học sinh miền Nam” lên đường tập kết ra Bắc học tập “tấm gương đạo đức HCM” nhằm phục vụ ý đồ nhuộm đỏ Đông Dương của Cộng sản quốc tế (QTCS).

Tháng giêng năm 1959. Đích thân Hồ chủ trì cuộc họp trung ương đảng lần thứ 15 (khóa II) tại Hà Nội ra lệnh tiến hành ĐMHCM để “chống Mỹ cứu nước” trên nguyên tắc dùng bạo lực cách mạng nhằm lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và nền đệ nhất VNCH. Cần nhắc lại rằng mãi đến năm 1965 Mỹ mới đổ quân vào miền Nam, lập luận “chống Mỹ cứu nước” của cộng sản là không đúng sự thật. Hồ và đảng cộng sản lấp liếm tội ác, che giấu hành động tay sai cho ngoại bang trong cuộc chiến xâm lược miền Nam. Hồ tuy không thích TT Ngô Đình Diệm vẫn phải thừa nhận TT Ngô Đình Diệm là người yêu nước vô vị lợi.

Tài liệu lịch sử từ cả hai phía “thắng cuộc và thua cuộc” cho thấy xét về nhân cách lãnh đạo, Hồ không thể sánh với TT Ngô Đình Diệm dù là người cùng thời. Hồ xuất thân từ thành phần bất minh, vì hoàn cảnh Hồ buộc phải lên đường tha phương cầu thực để cứu lấy người cha bị đuổi khỏi quan trường vì say rượu đánh chết phạm nhân. Nguyễn Sinh Sắc vì xấu hổ phải trôi giạt vào Nam mưu sinh cho đến cuối đời. Xét lý lịch ba đời như cộng sản thì Hồ không đủ tiêu chuẩn làm chủ tịch nước bởi Hồ có cha làm quan cho thực dân Pháp. Và bản thân Hồ cũng từng liên kết với Pháp để lùng bắt và sát hại người Việt Quốc gia, sau khi cướp chính phủ Trần Trọng Kim. Hồ cũng đã từng liên lạc với Mỹ, gởi thư cho TT Truman mong TT Hoa Kỳ thừa nhận VNDCCH, nhưng TT Truman không trả lời (từ chối) vì biết Hồ là tên cộng sản thừa hành mệnh lệnh từ Liên sô và Trung cộng. Nói cách khác Hồ là tên gián điệp hai (ba) mang bởi bản chất tham vọng quyền lực. Hồ tận dụng mọi cơ hội dù phải dùng thủ đoạn hạ cấp lừa thầy phản bạn, và Hồ đã thành công trong việc thâu tóm quyền lực với sự hậu thuẫn của QTCS. Tuyên giáo cộng sản nói Hồ chống Pháp là không đúng sự thật. Hồ chẳng những không chống Pháp, còn rước Pháp về đến những ba lần để loại trừ các đảng phái không cộng sản, kể cả đồng chí, đồng đảng và đồng bọn cộng sản cũng bị sát hại khi không bằng lòng chính sách của Hồ dựa trên nguyên tắc giết lầm hơn bỏ sót.

Đảng cộng sản chọn ngày 19.05 làm mốc thời gian thực hiện ĐMCHM vì đó là sinh nhật Hồ cũng không đúng sự thật. Bởi chưa ai biết chính xác ngày sinh thật sự của Hồ. Thật ra ngày 19.05 là ngày Hồ rước Pháp trở lại VN. Tài liệu cho thấy Hồ làm tay sai cho QTCS trước khi cướp chính phủ Trần Trọng Kim. Không có Hồ, VN vẫn được Pháp trao trả độc lập, không cần phải hy sinh hàng triệu người VN cách vô ích bởi tham vọng cuồng xuẩn của Hồ về CNCS. Con đường cộng sản đi từ Bắc vào Nam dù có đặt tên gì, vẫn là con đường của tội ác. Con đường đưa hàng triệu thanh niên nam nữ miền Bắc vào “lò nướng thịt” Trường Sơn. Họ chết khi còn rất trẻ và chết trong “niềm tự hào đền nợ nước”. Họ hoàn toàn không biết bị đảng cộng sản lừa gạt để chết cùng giấc mơ hoang tưởng của Hồ với “Thế giới đại đồng”. Hàng trăm ngàn nấm mồ vô danh trên rừng Trường sơn, hàng trăm ngàn gia đình sau hơn 40 năm cuộc chiến phi nghĩa vẫn mơ có một ngày tìm được chút xương tàn của người thân.

Con đường mang tên Hồ không chỉ lót bằng hàng triệu xác thanh niên nam nữ miền Bắc, nó còn được lót bằng xác trẻ em cả Nam và Nữ chưa đến tuổi trưởng thành. Trong số tù binh cộng sản bị quân đội VNCH bắt giữ trong các cuộc giao tranh, có em chưa quá tuổi 16. Và không chỉ có trẻ em miền Bắc bị cộng sản lợi dụng, trẻ em miền Nam cũng chung số phận chết khi chưa kịp trưởng thành, gia đình chỉ nhận được tấm “bằng khen liệt sĩ” khi em chỉ mới vừa 12 tuổi (Theo báo cộng sản)

ĐMHCM tuyên truyền bịp bợm. Sản phẩm lộng giả thành chân của bồi bút cộng sản

Con đường “Bác” đi là cả một câu chuyện dài trên nền tảng dối trá. Gian xảo đến độ lố bịch bởi những kẻ cuồng Hồ và lưu manh chính trị, hai thành phần ngu muội và đểu cáng là tác nhân biến một tên giết người hàng loạt trong CCRĐ thành “Ông tiên sống mãi”. Theo báo cộng sản. Có một nhân vật cũng khá “nổi tiếng” đó là bà Huỳnh Thị Kiều Thu. Một mình với chiếc xe đạp chinh phục cho bằng được ĐMHCM. Thật khá khen cho đám văn nô, bồi bút cộng sản. Một phụ nữ mắc bệnh ung thư ngực, liệt một tay vẫn có thể đạp xe hơn ngàn cây số vì “Yêu Bác”. Không chỉ một lần mà đến những ba lần. Một phụ nữ sức tàn, lực kiệt bởi căn bệnh ung thư, vì “Tình yêu Bác” vượt đoạn đường hơn 5.000 Km (lập đi lập lại). Không thấy sách kỷ lục Guiness ghi tên Huỳnh Thị Kiều Thu quả là điều đáng tiếc (!?) Hoặc nghe như Tú bà nói chuyện trinh tiết.

Trích: Năm 1967, khi chưa tròn 16 tuổi, Huỳnh Thị Kiều Thu nằng nặc xin gia đình cho trực tiếp tham gia công tác nuôi giấu cán bộ. Đầu năm 1967, Huỳnh Thị Kiều Thu quyết định trốn gia đình tìm đến Thành đoàn xin tham gia hoạt động trong Hội Thanh niên. – Kiều Thu đã xung phong đảm nhận nhiệm vụ đánh chất nổ Ty Bưu điện Gia Định và công việc này đã được chị thực hiện rất hoàn hảo. – Đến tháng 5/1969, chị lại được tổ chức giao cho việc đặt chất nổ ở Ty Thông tin Gia Định (nay là Nhà Văn hóa quận Bình Thạnh). Trước khi thi hành nhiệm vụ, Kiều Thu đã cải trang thành một nữ sinh Sài Gòn với áo dài trắng, cặp táp rồi tiến hành nghiên cứu rất kỹ địa hình, địa vật mục tiêu và quyết định thực hiện vào ngày 11/5. – căn bệnh ung thư quái ác từ thời kỳ còn bị cầm tù ở Côn Đảo ngày càng làm cho chị suy kiệt nên đến năm 1995, chị Thu đành xin về hưu để có thời gian đi bệnh viện mổ những khối u ở ngực và tiến hành xạ trị. 10 năm nằm điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh.- Mặc dù bệnh tật ngày càng nặng, tiền đã hết, song với nghị lực phi thường vốn có, đồng thời qua báo, đài chị được biết con đường mòn Hồ Chí Minh xưa kia nay đã được trải nhựa phẳng lì nên chị Thu đã ra sức tập luyện rồi quyết định dùng chiếc xe đạp cũ của mình, mang theo đủ thứ lĩnh kĩnh như nồi niêu xoong chảo, ấm sắc thuốc, bếp dầu, bình đựng nước… cùng hàng bao thuốc Đông y. – (7/5/2004) là ngày chị Thu xuất phát từ TP Hồ Chí Minh vượt Trường Sơn ra thăm Bác.- Đạp xe vượt Trường Sơn đối với một người lành lặn đã khó, đối với một người bệnh tật lại bị liệt một tay như chị Thu lại càng khó hơn. Ban ngày, chị tranh thủ vừa đạp xe vừa dắt bộ vượt qua đèo dốc, khi nào đói thì vào nhà dân xin cơm rồi trộn với bột sắn mang theo để lót dạ, tối đến, lúc nào mệt quá, chị tìm vào những mái hiên nhà dân ngủ nhờ.- Nhiều đêm, đạp xe mãi trên đường mà không tìm được nhà dân nào thì chị lại chui vào những ống cống chưa thi công bên lề đường ngủ tạm, còn vết mổ trên ngực chưa kịp lành miệng được rửa bằng nước suối.- trong lúc tránh một chiếc xe ô tô chạy ngược chiều thì xe của chị bị lạc tay lái lao thẳng xuống vực. Nhưng may thay, khi trượt dốc khoảng chừng 5-6 mét, cả người và xe lao thẳng vào một con trâu của người dân đang thả ăn đêm.- Sau gần nửa giờ trú mưa thì bất ngờ cái cây kia đổ sập xuống chắn ngang đường kéo theo hàng khối đất đá tràn theo. Lần này chị thoát chết nhờ một cành cây trong lúc đổ đã gạt chị cùng chiếc xe đạp văng ra xa.- khi đạp xe đến địa phận thị xã Ninh Bình, do quá mệt nên xe của chị va chạm với chiếc xe ôtô của lực lượng Công an đang đi làm nhiệm vụ.- Đến ngày nằm viện thứ 15 thì các bác sĩ không còn giữ được nữa nên đành để chị Thu tiếp tục lên đường với lời dặn: “Cố gắng đừng để bị nhiễm trùng vết thương ở ngực”.- Xuân Đinh Hợi 2007, chúng tôi có dịp đến chúc Tết chị. Trong căn nhà nhỏ ven dòng kênh Nhiêu Lộc (chị Thu ở nhờ người chị gái), chị Thu mừng lắm. Chị bảo: Mình không có chồng con gì nên sắm Tết cũng bình thường thôi, quan trọng nhất là việc dành thời gian tập luyện để dịp 30-4 này chị lại lên đường ra thăm Bác, bởi như chị nói thì cứ sau mỗi chuyến hành trình ấy, hình như chị lại được Bác Hồ tặng thêm cho 6 tháng để kéo dài thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Ngưng trích. (Theocand.com.vn)

Chuyện không dừng lại việc bà Huỳnh Thị Kiều Thu với căn bệnh ung thư ngực, liệt một tay, ba lần vượt Trường Sơn ra thăm “Bác”. Đáng nể hơn, cũng theo báo cộng sản có một ông lão đi bộ từ Sài Gòn ra Hà Nội chỉ để thăm lăng “Bác” vì xem chuyến đi… bộ hơn hai ngàn cây số là để tìm về nguồn cội!?

Trích: Dù đã ở tuổi thất tuần, song cụ Hồ Ngọc Khiết đã băng qua chặng đường hơn 2000 ki lô mét để tìm lại những ký ức mà anh bộ đội cụ Hồ năm xưa, những người đã từng băng rừng lội suối vượt dãi Trường Sơn trong chiến tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Hôm nay cụ muốn tìm hiểu cuộc sống của những anh bộ đội cụ Hồ bằng chính chặng đường từ Nam ra Bắc của mình để đến với bác Hồ.

Hành trang của cụ chỉ có một chiếc ba lô, hai bộ quần áo, một đôi giày và một chiếc võng, một số thuốc men và một chiếc máy đo huyết áp.

Chặng đường cụ đi cũng đã gặp phải tình trạng thập tử nhất sinh, tưởng rằng đã chết khi mới đi được nửa chặng đường, khi uống phái chai nước Yến quá đát và ăn phải chiếc bánh mì hết hạn. Cụ đã bị ngộ độc thức ăn, môi cụ run lên bần bật, song mọi sự cố đã qua, vì cụ đã được rất nhiều người tốt chăm sóc. 

Hôm nay, đến được với Bác (lăng Bác), thăm Bác là cuộc đời tôi đã mãn nguyện lắm rùi, cụ Khiết chia sẻ.- Cả một hành trình hơn 2000 ki lô mét, tôi thấy có nhiều nghìn người có tấm lòng tốt, chỉ một số ít là không tốt, tôi thấy vui mừng vì điều đó, cụ Khiết nói. (Nguyên văn)

Đọc nhóm chữ “Hôm nay, đến được với Bác (lăng Bác), thăm Bác là cuộc đời tôi đã mãn nguyện lắm rùi…” Thấy buồn cho ngôn ngữ Việt Việt Nam.

ĐMHCM viết đến bao giờ cho hết chuyện cộng sản.

(Còn tiếp)

Sài Gòn 18.12.2015

Tài liệu tham khảo:

– Báo cộng sản: Di tích lịch sử Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh.

http://dsvh.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=1011&c=25

– Báo cộng sản đưa tin: Cuộc dịch chuyển lịch sử của hơn 32.000 học sinh miền nam.

http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/cuoc-dich-chuyen-lich-su-cua-hon-32-000-hoc-sinh-mien-nam-3120192.html

Trong cuốn ‘Cold War Mandarin. T/g Jacobs Không ưa Diệm vẫn khen Ông là người vô vị Lợi.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/11/131102_why_remember_president_diem.shtml (Bản Tiếng Anh:http://www.goodreads.com/book/show/937662.Cold_War_Mandarin)

Một bài viết của James MCAllister và Ian Schulte có tựa đề ‘The Limits of Influence in Vietnam: Britain, the United States and the Diem Regime, 1959–63’, được đăng trong tạp chí Small Wars and Insurgencies, năm 2006, cũng cho rằng ông Diệm là một người liêm khiết, đức hạnh.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/11/131102_why_remember_president_diem.shtml (Bản tiếng Anh:http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09592310500431505#.UuFEP9L-ISh

Một điểm khác về ông đều được nhiều người công nhận đó là ông là một người yêu nước, yêu dân tộc. Chẳng hạn, trong cuốn ‘Patriots and Tyrants: Ten Asian Leaders’ xuất bản năm 1999, Ross Marlay và Clark Neher.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/11/131102_why_remember_president_diem.shtml

– Tiểu sử cuộc đời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tác giả: Nguyễn Hùng Kiệt.

http://hoiquantruyen.com/truyen-co-tich/tieu-su-cuoc-doi-co-tong-thong-ngo-dinh-diem/post-21115156518151iem

– Lá Thư Ngày 28/2/1946 của Hồ Chí Minh Gửi TT Truman. Tác giả Bút Sử.

https://mousekeymakehistory.wordpress.com/2013/08/05/875/

Bản Anh ngữ: Ho Chi Minh’s Letter marked February 28, 1946, to President Truman.

https://mousekeymakehistory.wordpress.com/2013/08/12/ho-chi-minhs-letter-marked-february-28-1946-to-president-truman/

– Báo cộng sản đưa tin: 50 năm ngày Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng.

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/50-nam-ngay-my-do-quan-vao-da-nang-3152934.html

– Người phương Tây nói về cuộc chiến Việt Nam. Tác giả: Trọng Đạt.

http://www.danchimviet.info/archives/97380/nguoi-tay-phuong-noi-ve-cuoc-chien-viet-nam/2015/08

– Duyệt lại sự thật lịch sử. Luật Sư Nguyễn Hữu Thống.

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/02/duyet-lai-su-that-lich-su.html

– T.T. Tưởng Giới Thạch của Đài Loan nói: “Việt nam phải mất 100 năm nữa mới có được người như ông Diệm”.

http://bacaytruc.com/index.php...

– Những lời phát biểu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tác giả Trần Quốc Việt.

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/11/nhung-loi-phat-bieu-cua-tong-thong-ngo.html

– Lời tường thuật của Trung Tướng Walt về cộng sản khi ông còn ở Viet Nam. Tác Giả: John Hubbell & Nguyễn Hữu Nguyên chuyển dịch.

http://saigonecho.com/index.php/lich-su-vn/chien-tranh-vn/hoi-ky/13695-loi-tuong-thuat-cua-trung-tuong-walt-khi-ong-con-o-viet-nam

– Cựu chiến binh Mỹ tố cáo tội ác của cộng sản. Tác Giả: Bill Laurie.

http://saigonecho.com/news/index.php/lich-su-vn/chien-tranh-vn/hoi-ky/7110-cuu-chien-binh-my-to-cao-toi-ac-cua-cong-san

– Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến. Tác giả Phạm Thắng Vũ.

http://batkhuat.net/van-nguoitim-tudo-cuoicuocchien.htm

– Hồ Chí Minh Có Chống Pháp Không? Tác giả Bút Sử.

https://truehochiminh.wordpress.com/2013/08/02/ho-chi-minh-co-chong-phap-khong/

– Hồ Chí Minh Mang Pháp Về Lần Thứ Ba. Tác giả Bút Sử.

https://mousekeymakehistory.wordpress.com/2014/06/28/ho-chi-minh-mang-phap-ve-lan-thu-ba/

– Một Chuỗi Dài Làm Tay Sai kể từ 19.8.1945.

https://mousekeymakehistory.wordpress.com/2013/08/02/mot-chuoi-dai-lam-tay-sai-ke-tu-19-8-1945/

– HCM Bán Đứng Phan Bội Châu Cho Thực Dân Pháp Trên Đất Trung Hoa Năm 1925. Tác giả Mường Giang.

http://motgoctroi.com/StLichsu/HCMbdPBC.htm

– Chúng Nó Giết Nhau hay việt cộng thanh trừng nội bộ do tác giả Đỗ Thông Minh biên khảo.

https://muoisau.wordpress.com/2013/12/04/chung-no-giet-nhau-do-thong-minh/

– Tại Sao Có Ngày Sinh Nhật HCM 19/5/1946 tại Hà Nội? Tác giả Bút Sử.

https://mousekeymakehistory.wordpress.com/2012/05/17/t%E1%BA%A1i-sao-co-ngay-sinh-nh%E1%BA%ADt-hcm-1951946-t%E1%BA%A1i-ha-n%E1%BB%99i/

– Những sự thật không thể chối bỏ (phần 12) – Sự ngụy tạo về “Mùa Thu Độc Lập”. Tác giả Đặng Chí Hùng.

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-12-su.html

– Thêm tài liệu mới về gia phả Hồ Chí Minh. Tác giả Bùi Tín.

https://ongvove.wordpress.com/2009/08/22/them-tai-li%E1%BB%87u-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-gia-ph%E1%BA%A3-h%E1%BB%93-chi-minh/

– Những sự thật cần phải biết (phần 10) – Cộng sản Việt Nam: Trẻ em là một con bài trong chiến tranh. Tác giả Đặng Chí Hùng.

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/07/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-10.html

– Những hình ảnh và tài liệu liên quan đến tù binh cộng sản Bắc Việt tại trại tù Bình An Thới. Phú Quốc.

http://phanchautrinhdanang.net/index.php?option=com_content&view=article&id=972:2013-04-20-21-25-04&catid=46:chuyn-cha-quen&Itemid=73

– Những anh hùng liệt sĩ tuổi thiếu niên.

http://quan10.net/about/Nhung-anh-hung-liet-si-tuoi-thieu-nien/

– Trùm quần lên đầu – ông tiên sống mãi. Tác giả Nguyễn Ngọc Già.

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/07/trum-quan-len-au-ong-tien-song-mai.html

Báo cộng sản đưa tin: Nữ biệt động Sài Gòn ba lần đạp xe vượt Trường Sơn.

http://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/Nu-biet-dong-Sai-Gon-ba-lan-dap-xe-vuot-Truong-Son-40248/

– Ông lão 72 tuổi bộ hành từ Nam ra Bắc

http://www.tinmoi.vn/Ong-lao-72-tuoi-bo-hanh-tu-Nam-ra-Bac-01525183.html

– Nỗi buồn tiếng Việt sau 1975.

http://tdhctct.com/index.php?option=com_content&view=article&id=634:-ni-bun-ting-vit-sau-1975&catid=72:bn-c-vit&Itemid=144

Người Đưa Tin

danlambaovn.blogspot.com


ĐMHCM ĐƯỜNG “BÁC” ĐI TRÙNG ĐIỆP BẤT NHÂN (PHẦN 3)

$
0
0

Đường mòn Hồ Chí Minh (ĐMHCM) nhìn ở góc độ kinh tế là hoàn toàn vô ích. Nó mang đậm màu sắc chính trị phục vụ cho tuyên truyền của cộng sản những điều không có thật về nhân cách HCM.Đó là cung đường tốn kém rất nhiều tiền thuế của dân chỉ nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi HCM để bổ sung cho chủ đề “Tấm gương đạo đức” của Hồ đang hồi rệu rả nhằm mục đích ngu dân bằng hình tượng giả trá và hoang tưởng của họ Hồ. Người viết đã dẫn chứng trong những bài viết trước rằng chỉ với tội ác của Hồ trong CCRĐ, Hồ đã phạm tội ác chống nhân loại. Cũng như suốt chiều dài ngồi trên đỉnh quyền lực, Hồ đã nhiều lần phạm tội ác chiến tranh như dùng phụ nữ và trẻ em vào cuộc chiến phi nghĩa do Hồ cố tình tạo ra để phục vụ ý đồ của cộng sản Nga Tàu.

ĐMHCM trong thời chiến hay thời bình chỉ có ý nghĩa duy nhất đó là con đường ô nhục trong lịch sử cận đại. Nó còn mang nặng sự tàn nhẫn, u mê và cuồng xuẩn của thành phần văn nô bồi bút bởi những điều hết sức vô đạo như câu chuyện sau đây:

"Anh hùng" Alăng Bhuốch. Người mù bẩm sinh.  Ảnh. Thảo Nguyên.
“Anh hùng” Alăng Bhuốch. Người mù bẩm sinh.
Ảnh. Thảo Nguyên.

Ông Alăng Bhuốch (83 tuổi), người dân tộc Cơ Tu, hai mắt bị mù từ nhỏ. Xin tham gia vào bộ đội nhưng không được chấp nhận, sau nhiều lần kiên trì nộp đơn, năm 1958 ông vào đoàn dân công Trường Sơn, tham gia cõng hàng cho bộ đội. 

Suốt 14 năm vượt rừng Trường Sơn, ông được ghi nhận cõng 180 tấn hàng, trong đó 120 tấn vũ khí, đạn dược… Đặc biệt, năm 1968, ông Bhuốch còn cõng cả thân và đầu súng DKZ nặng cả trăm cân từ Quảng Bình vào Quảng Nam phục vụ bộ đội…

“Sau ngày thống nhất, ông Bhuốcch về quê sinh sống và là người đầu tiên đưa lúa nước vào sản xuất nông nghiệp ở huyện vùng cao này, từ đó dân làng làm theo để xóa nghèo”, Bí thư huyện ủy Tây Giang nói.

Ông Bhuốch nhiều lần được trao tặng huân chương, bằng khen. Năm 2012, ông được công nhận Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2013, sách kỷ lục Việt Nam công nhận ông là dân công mù vận chuyển số lượng vũ khí, lương thực lớn nhất trong giai đoạn chiến tranh.

Một tay chống gậy, trên lưng gùi vũ khí, hai tai căng ra nghe ngóng, cứ thế đôi chân của ông đã vượt qua bao ngọn núi, con suối. Mắt ông mù nhưng khi cõng lương thực, vũ khí, đôi chân ông đi không thua kém các trai trong bản và ông lại có biệt tài “đánh mùi” máy bay địch. Đang đi, bất chợt ông dừng lại, để hàng xuống rồi nhanh như một con sóc thoắt cái đã ở trên ngọn cây. Hai tai căng như chiếc máy ra-đa “dò” máy bay địch. Nhận ra “mùi”, ông bảo mọi người nhanh chóng gùi hàng núp vào hóc đá, và sau đó chừng nửa giờ quả đúng thật “thần ma” của giặc quần vũ trên bầu trời thi nhau rải bom, nhờ vậy mọi người được an toàn, nhiều chuyến hàng về tập kết đúng địa điểm.

Bhuốch đã 3 lần bị máy bay địch bất ngờ thả bom, đất đá vùi lấp người. Bom đạn giặc không giết được, khi chúng vừa rút, Bhuốch dồn hết sức lực trong người rũ đất đá ngồi dậy, rồi lần mò tìm cho ra gùi hàng của mình để tiếp tục về trao cho bộ đội. (Tiến Hùng. Vnexpress. Thứ tư, 4/11/2015, 19:47 GMT+7) Ngưng trích.

Con trong bụng mẹ cùng nhau hành quân

Đầu năm 1968, khi bộ đội mở đường qua đây, Zơ Râm Thị Tim đang có bầu được ba tháng. Chồng không cho đi gùi hàng, nhưng Tim bảo, già làng Lem đã nói ai khỏe mạnh trong làng không đi giúp bộ đội coi như không yêu Bác Hồ. Sau vài ngày trốn chồng đi gùi hàng, già làng Lem biết chuyện khuyên về làng nghỉ, mặc kệ, Tim vẫn đều đặn hàng ngày ra trạm bộ đội nhận hàng và đi. Đi mãi thành quen, thấy sức khỏe vẫn bình thường, Tim lại xin gùi thêm hàng, lúc đầu chỉ 40kg, sau lên 50kg, có lúc lên đến 60kg. Hàng gùi phía sau, bụng mang con phía trước, đôi chân Tim chăm chỉ bước đều, khi băng qua dốc cao, lúc lội qua suối Tim cẩn thận hơn mọi người, phần giữ cho gùi hàng, phần giữ cho mình khỏi phải mất đi đứa con đầu lòng mà Tim và chồng cưới đã một mùa rẫy đang khao khát có con bế, con bồng. (Đài PT&TH Cà Mau) Ngưng trích.

Chủ trương của Hồ và đảng cộng sản là bằng mọi thủ đoạn phải tận dụng sức dân phục vụ cho ý đồ xâm lược miền Nam. Đến người khiếm thị và phụ nữ đang mang thai cũng được tận dụng triệt để. Điều đó cho thấy Hồ và đảng cộng sản khoan sức dân cho đến khi sức tàn, lực kiệt và phần thưởng sau cùng cho họ chỉ có tấm bằng khen không hơn tấm giấy lộn cuối đời của “anh hùng” Alăng Bhuốch. Giống như phần thưởng cho bà mẹ anh hùng nuôi giấu cộng sản để cả nước sập hầm tai vạ chỉ là tượng đài vô bổ và phi nghĩa.

ĐMHCM vùi lấp tuổi xuân của thanh niên nam nữ hai miền Nam Bắc

Sau 1975 người miền Nam thường nghe các bài hát “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn”, “Cô gái vót chông”, “Nổi lửa lên em”, “Trường sơn đông trường sơn tây”, “Lá đỏ” v.v… Lời bài hát của giới nhạc nô cộng sản đa phần nói về người phụ nữ làm dân công phục vụ chiến trường. Chắc vì thanh niên và trẻ em đã được Hồ và đảng cộng sản tận dụng để đánh Mỹ đến người VN cuối cùng để làm “liệt sĩ” Trường sơn. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa gọi đó là những người anh em sinh Bắc tử Nam. Tìm đọc lại tài liệu lịch sử từ cả hai phía, chỉ duy nhất Hồ và đảng cộng sản cũng như quân khủng bố ISIS mới nhẫn tâm xua trẻ em và phụ nữ vào cuộc chiến phi nghĩa của chúng.

Chiến sĩ gái lái xe Trường Sơn.  Phút nghỉ ngơi hiếm hoi giữa rừng của các nữ lái xe.  Ảnh tư liệu (Hoàng Phương. vnexpress)
Chiến sĩ gái lái xe Trường Sơn.
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi giữa rừng của các nữ lái xe.
Ảnh tư liệu (Hoàng Phương. vnexpress)

Chưa có con số thống kê chính thức từ phía cộng sản rằng có bao nhiêu phụ nữ và trẻ em đã chết oan uổng vì bị bác đảng dụ dỗ hay cưỡng bức xẻ dọc Trường Sơn đi “cứu nước”. Và dù cho có thống kê đi chăng nữa thì đó vẫn là tội ác trời không dung đất không tha. Đọc Nhật Ký Đặng Thùy Trâm mới thấy đáng thương cho người phụ nữ miền Bắc đã phí tuổi xuân và chết cách nhục nhã cứ ngỡ mình đã đến đỉnh vinh quang vì yêu nước. Thật đau xót khi cộng sản lợi dụng cả người đã mất để xuyên tạc sự thật về nhật ký Đặng Thùy Trâm. (Tài liệu đã dẫn).

ĐMHCM bồi bút văn nô bưng bô bằng miệng vẫn nhồi sọ trẻ em sau hơn 40 năm chấm dứt chiến tranh

Cũng theo báo cộng sản: Bé gái đáng yêu “hóa thân” nữ thanh niên xung phong.

1

Tác giả Đỗ Xuân Bút chia sẻ: “Tôi muốn cho các bé và các thế hệ trẻ tuổi ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về lịch sử Việt Nam cũng như là biết tới công ơn, tưởng nhớ những con người đổ công sức, tuổi thanh xuân, hi sinh tất cả để đổi lấy hòa bình cho đất nước.

Ba bé gái từ Hà Nội, Sơn La, Hà Giang đã cùng hóa thân vào những cô gái thanh niên xung phong với cách hiểu của chính mình. Gia đình các bé gái rất ủng hộ ý tưởng bộ ảnh này và mong muốn các con mình học được những bài học ý nghĩa về lịch sử và sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. (Tài liệu đã dẫn dantri.com) Ngưng trích.

Điều chúng ta cần quan tâm là với chủ đề ĐMHCM – còn bao nhiêu chiến sĩ gái (chữ của cộng sản) mất xác trên rừng Trường sơn? Thử tham khảo từ báo cộng sản:

Đại đội TNXP 20/12 miền Nam lấy thân mình làm trụ cầu để đồng đội tải thương binh. (Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cộng sản.)
Đại đội TNXP 20/12 miền Nam lấy thân mình làm trụ cầu để đồng đội tải thương binh. (Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cộng sản.)

Trong kháng chiến chống Mỹ, khi tuyến vận tải đường Hồ Chí Minh trên biển bị địch phong tỏa thì tuyến đường 1C là nơi hơn 1.200 chiến sĩ thanh niên xung phong (hơn 75% là nữ) vận chuyển vũ khí, khí tài, làm công tác hậu cần, đưa đón hàng nghìn chiến sĩ phục vụ cho chiến trường Tây Nam Bộ nói riêng và miền Nam nói chung trong chiến dịch Mậu Thân 1968, mùa hè rực lửa 1972… (Lê Xuân Sơn. tienphong. 07:09 ngày 15 tháng 07 năm 2015). Ngưng trích.

ĐMHCM thiệt là hết ý.

Căn cứ vào tài liệu của cộng sản cho thấy. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa quá nhân đạo với người dân vì nhẹ dạ tin vào tuyên truyền bịp bợm của cộng sản. VNCH không chỉ nuôi đám trí thức ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đưa đường chỉ lối cho cộng sản Bắc Việt phá nát miền Nam. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng không mạnh tay với người lầm đường lạc lối. Chính vì lẽ đó Nguyễn Thành Trung, Huỳnh Tấn Mẫm mới được sống cùng gia đình cho tới tận ngày nay. Bằng chứng là đọc những lời thú nhận Nguyễn Thành Trung trong cuộc phỏng vấn (Tài liệu đã dẫn). Trung thật may mắn được VNCH cưu mang. Ngược lại nếu Trung sinh trưởng tại miền Bắc, thứ lý lịch ba đời sẽ đào thải cả giòng họ Nguyễn Thành Trung.

*

Tôi viết để cảm ơn Thầy Cao-Đắc Tuấn của tôi. Cảm ơn Dân Làm Báo và những người Việt Nam tử tế không cộng sản cũng như quý còm sĩ đã giáo dục tôi nên người tử tế bằng những ý tưởng Dân tộc – Nhân bản và khai phóng, để sống có ích cho dân lành và công cuộc chống đảng cộng sản cho đến hồi chung cuộc. Xin Thượng đế chúc lành cho tất cả quý vị.

Sài Gòn 07. 09.2016

Người đưa tin

danlambaovn.blogspot.com

_______________________________________

Tài liệu tham khảo:

– Anh hùng huyền thoại cõng hàng vượt Trường Sơn qua đời.

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/anh-hung-huyen-thoai-cong-hang-vuot-truong-son-qua-doi-3307032.html

– Trường Sơn – Dấu ấn Quảng Nam – Bài 4: Những anh hùng chân đất.

http://vovgiaothong.vn/tam-diem/truong-son-dau-an-quang-nam-bai-4nhung-anh-hung-chan-dat/133118

– Những chuyến xe vượt mưa bom của trung đội nữ tài xế.

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nhung-chuyen-xe-vuot-mua-bom-cua-trung-doi-nu-tai-xe-3152430.html

– “Nhật Ký Đặng Thùy Trâm”: Sản Phẩm Dối Trá, Phản Bội. Tác giả Thiên Đức.

http://batkhuat.net/bl-dtt-sanpham-doitra.htm

– Bé gái đáng yêu “hóa thân” nữ thanh niên xung phong.

http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/be-gai-dang-yeu-hoa-than-nu-thanh-nien-xung-phong-20151128102226929.htm

– Huyền thoại Trường sơn và những cô gái mở đường.

http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php?id=95&so=38

– 65 năm lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam.

http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/65-nam-luc-luong-thanh-nien-xung-phong-viet-nam-883957.tpo

– Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi ‘sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn’.

http://danlambaovn.blogspot.de/2013/04/ai-ta-nguyen-thanh-trung-vo-con-toi-se.html

– Huỳnh Tấn Mẫm, đảng viên cộng sản phản tỉnh muộn màng. Tác giả Thiện Ý.

http://www.voatiengviet.com/content/huynh-tan-mam-mot-dang-vien-cong-san-phan-tinh-muon-mang/1958261.html

– Huỳnh Tấn Mẫm đắc cử Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên SAIGON (Trước 1975). Tác giả Nguyễn Nhơn.

http://www.truclamyentu.info/tlls_thu-vien-bo-de-online/tvbd_nn_day-huynh-tan-mam.htm


Vần Ói Trong Thơ Chúc Tết Của Hồ

$
0
0

Nhân loại có nhiều ngày Tết khác nhau, nguyên nhân có sự khác biệt này là do sự liên quan của địa lý vùng miền, văn hóa nếp sống, cùng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo nên một nhóm dân tộc này có ngày Tết cổ truyền giống lẫn khác với nhóm dân tộc kia.Dù ngày Tết có giống hay khác nhau nhưng mọi dân tộc văn minh hay chậm tiến, giàu hay nghèo đều có chung truyền thống mừng Xuân chúc Tết. Nghĩa là năm mới Tết đến mọi người, mọi dân tộc đều có tục lệ chúc mừng, chia sẻ những lời tốt đẹp cho nhau để quên đi nỗi buồn năm cũ, đón mừng niềm vui trong năm mới và những lời tốt đẹp trao cho nhau “trong tình thương mến thương” được gọi là chúc Tết, chúc mừng năm mới.

Chúc Tết, chúc mừng năm mới là thói quen, là nét đẹp nhân văn của đời sống con người cá biệt nói riêng và cộng đồng nhân loại nói chung. Không biết tục lệ chúc Tết xuất hiện từ điều kiện, hoàn cảnh nào và nó có từ bao giờ trong giòng lịch sử phát triển về hướng văn minh, nhân bản của xã hội loài người?

Tạm gác lại chuyện truy tìm nguồn gốc của tục lệ chúc Tết. Xin mời các bạn cùng tìm hiểu một nhân vật “thần thoại” đã trở thành huyền thoại của tổ chức cộng sản Việt Nam. Ông thần này rất sính chúc Tết, đặc biệt là thích chúc Tết bằng thơ và thơ chúc tết của ông được rất nhiều… hay nói cách khác là được hầu hết các nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà biên khảo, nhà bình luận, nhà lý luận chính trị cao cấp…Nói chung là ”hầm bà lằng nhà” của cái làng văn hoá Ba Đình thi nhau ca tụng không tiếc lời.

Do đó mỗi năm, cứ năm mới tết đến là “hầm bà lằng nhà sản” từ các cơ quan báo đài nói, nghe, nhìn thi nhau kính cẩn lẫn giả vờ kính cẩn đọc thơ chúc Tết cho ý đồ tư riêng, rồi sụt sùi, nức nở ngợi khen, có những câu tiêu biểu “ấn tượng”  đến nổi gai ốc như sau:

“…Đọc thơ Bác trong ngày xuân, dâng trào cảm xúc chúng ta cảm thấy như có Bác cùng đón chào năm mới. Đọc thơ chúc Tết của Bác chúng ta càng phấn khởi và tin tưởng ở tương lai tươi sáng…

… Đằng sau thi hứng từ mùa Xuân, đằng sau nỗi niềm dân tộc, tấm lòng với đồng bào, mỗi bài thơ của Hồ Chí Minh còn là một bài học lớn khiến chúng ta phải suy ngẫm…

Đầu năm Bác đọc thơ chúc Tết, khi ấy tất cả ý vị trong thơ của Bác mới khởi sắc lên hương, thấm vào lòng, in vào trí nhân dân ta, trở thành một niềm vui đầu xuân đối với mọi lứa tuổi, chan hòa với các niềm tin chung của dân tộc trong ngày Tết…”

Có lẽ đọc qua giọng văn bưng bô bằng mồm của văn nô, bồi bút nhà sản về các bài thơ chúc Tết không cần phải nêu đích danh, chắc hẳn chúng ta ai cũng biết nhân vật thần thoại thích làm thơ chúc Tết là “bác Hồ nhà ta” rồi chứ gì?

Phải nói rằng ông trời thần đất lở này, bên cạnh các bài thơ chúc Tết cũng có “làm văn” chúc Tết nhưng văn chúc Tết của ông ta nồng nặc mùi khủng bố của lưỡi lê, giáo mác và những ai tiếp cận văn ngôn chúc Tết của ông thần này khó tránh khỏi cảm giác ghê sợ đến rợn người nên khiến cho những đứa cháu ngoan bưng bô còn chút ít liêm sỉ tránh đụng đến vùng “nhạy cảm” của bác nên chúng né văn chúc Tết của bác chăng:

“…Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ…toàn Đảng, toàn dân…kiên quyết thi hành…ra sức phấn đấu…kiên quyết chống âm mưu…tỉnh táo đề phòng…nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang…quyết tâm làm tròn nhiệm vụ…tăng cường đoàn kết nhất trí trên cơ sở tư tưởng Mác – Lênin… Nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật…nâng cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì hoà bình dân chủ, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội…”

Khách quan mà nói “văn” chúc Tết đi kèm với trùng điệp văn ngôn giáo mác tuyên giáo của Hồ cũng khó cho văn nô, bồi bút thè lưỡi liếm mà tránh khỏi bị cắt đứt lưỡi nên chúng đã chọn cách bưng bô ít thử thách “thụt lưỡi, á khẩu” hơn – là liếm “thơ” chúc Tết, thay vì liếm “văn” chúc Tết “giàn giáo” của ông thần Hồ Chí Minh.

Thú thật bản thân người viết rất dị ứng, rất ngán đọc thơ văn và bất cứ chữ nghĩa nào có liên quan đến những chuyện thần thoại, trời biển của nhân vật Hồ Chí Minh nhưng vì nhu cầu viết sự thật Hồ Chí Minh nên tôi phải nghiến răng, bịt mũi đọc Hồ Chí Minh. Cũng vì nằm trong thế “triệt buộc” phải đọc, phải nghiền ngẫm Hồ nên tôi mới bắt gặp nhiều đoạn văn, câu thơ nặng mùi khó ngửi, trong đó có các bài viết tung hê thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh.

Nhờ vào việc đọc, nghiền ngẫm Hồ nên tôi mới thấy trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam có chỉ ra, là sau khi cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim. Đảng ta to mồm tố chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ bù nhìn, tay sai của phát xít Nhật và cũng theo lời đảng ta, là bác Hồ kính yêu, cha già dân tộc được toàn đảng, toàn quân, toàn dân tin tưởng chọn làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho đến chết(?) Nghĩa là Hồ làm chủ tịch nước từ năm 1945 đến năm 1969 tính ra là được 24 năm và trong thời gian làm chủ tịch suốt đời – năm nào Hồ cũng đều có làm thơ chúc Tết chiến sĩ, đồng bào…Duy chỉ có ba năm 1955, 1957, 1958 là đỉnh điểm của cải cách ruộng đất trời long đất lở, là thời điểm toàn miền bắc ngập chìm trong cảnh chết chóc tang thương là Hồ không làm thơ chúc tết thôi.

Thật ra thơ hay hay dở tùy thuộc vào trình độ, sở thích thưởng lãm của mỗi người. Đôi khi một bài thơ hay với người này nhưng lại dở đối với người kia, là chuyện bình thường. Đánh giá thơ hay hay dở không hề dễ đối với người không chuyên và dễ sa đà vào thương ghét để đi đến luận thơ hay dở phiến diện đầy cảm tính.

Do đó đọc thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh, tôi sẽ không bình thơ thay cho các nhà phê bình thơ chuyên nghiệp mà chỉ muốn cùng nhau đọc thơ chúc Tết của Hồ và dành quyền đánh giá thơ Hồ một cách độc lập theo tính cách khác biệt của mỗi cá nhân vốn có. Tôi tin là bất cứ ai đọc thơ chúc Tết của Hồ với cái đầu tỉnh táo, có trí tuệ, không thiên kiến, không ganh ghét “ém tài” bác Hồ của các đứa cháu ngoan đều bắt gặp tư, ý, từ lẫn kỹ thuật thơ khá nghèo nàn trong 22 bài  thơ chúc Tết của 24 năm trên cương vị làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ.

Hẳn ai đọc thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh đều nhận ra Hồ rất ưa thích vần “ói” nổi bật trên nền của một nhúm chữ nhất định cho mọi bài thơ chúc Tết như: “ năm mới, tiến tới, bước tới, chuẩn bị tới …kháng chiến thành công, xã hội chủ nghĩa thắng lợi…” Với một số tư, ý, từ hạn hẹp, thơ không ra thơ vè không ra vè, Hồ cho ra đời những bài thơ chúc Tết có nhiều câu đậm đà vần “ói, ói…” không vần điệu ngang như cua, với vài ba từ ngữ xốc tới xốc lui như những người mê tín, xin xăm cầu tài lộc trong các đình chùa miếu mạo như sau:

“…Trong năm Bính Tuất mới
Muôn việc đều tiến tới,
Kiến quốc chóng thành công ,
Kháng chiến mau thắng lợi! (Thơ chúc Tết năm 1946)

… Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công! (Thơ chúc Tết năm1947)

Năm Hợi đã đi qua,
Năm Tý vừa bước tới
Gửi lời chúc đồng bào,
Kháng chiến được thắng lợi…(Thơ chúc Tết năm 1948)

Kháng chiến lại thêm một năm mới,
Thi đua ái quốc thêm tiến tới.
Động viên lực lượng và tinh thần.
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi…(Thơ chúc Tết năm 1949)

…Toàn dân xung phong thi đua,
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới,
Chuyển mau sang tổng phản công,
Kháng chiến nhất định thắng lợi.(Thơ chúc Tết năm 1950)

Thi đua chiến thắng mới.
Mừng toàn dân kết đoàn,
Mừng kháng chiến thắng lợi.
Mừng năm mới, nhiệm vụ mới…(Thơ chúc Tết năm 1953)

Chúc mừng đồng bào năm mới,
Đoàn kết thi đua tiến tới,
Hoàn thành kế hoạch ba năm,
Thống nhất nước nhà thắng lợi!(Thơ chúc Tết năm 1959)

…Chúc miền Bắc hăng hái thi đua;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!
Chúc hoà bình thống nhất thành công!
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!(Thơchúc Tết Nam 1961)

…Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới,
Sức triệu người hơn sóng biển Đông.
Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi,
Hoà bình thống nhất quyết thành công!(Thơ chúc Tết năm 1962)

Mừng năm mới,
Cố gắng mới,
Tiến bộ mới,
Chúc Quý Mão là năm nhiều thắng lợi!(Thơ chúc Tết năm 1963)

… Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,
Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,
Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng,
Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!…(Thơ chúc Tết năm 1965)

Đọc những bài thơ chúc Tết có vần “ói” của Hồ Chí Minh tôi không thấy chất thơ trong đó và nó cũng chẳng phải hò vè, cũng chẳng mang hơi hám đồng dao của các em bé bé bòng bong ở truồng chạy long nhong. Thơ chúc Tết của Hồ giống khẩu hiệu tuyên truyền hơn nhưng ý tưởng của các câu khẩu hiệu này khá nghèo nàn, nó chỉ xoay quanh mấy con chữ năm mới, bước tới, tiến tới, chuẩn bị tới…kháng chiến, thành công, chủ nghĩa xã hội thắng lợi…

Sự thật khách quan thì Hồ Chí Minh cũng có một số bài thơ chúc Tết không có vần “ói” và vài bài thơ này đọc lên cũng có âm điệu vần vè của một bài thơ tương đối chuẩn, dù vẫn còn mang trên thân nó sứ mạng hô khẩu hiệu tuyên truyền. Tiếc rằng bài thơ này phạm lỗi rất nặng là Hồ chúc Tết nhưng chỉ là chúc Tết điêu, có nội dung như sau:

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên!Toàn thắng ắt về ta !”( Xuân Mậu Thân 1968)

Chính bài thơ chúc Tết đêm giao thừa, xuân Mậu Thân năm 1968 được Hồ đọc trên đài phát thanh Hà Nội là chúc Tết điêu, là tín hiệu, là phát súng lệnh cho cộng sản bắc Việt phá vỡ hiệp ước đình chiến trong ngày Tết cổ truyền dân tộc, tổng tấn công khắp tỉnh thành miền nam gây bao cảnh “người chết hai lần thịt xương nát tan” của bom đạn vô tình. Kinh khủng nhất của chúc Tết điêu của Hồ là những kiểu cách giết người man rợ trong ngày Tết cổ truyền dân tộc không hề vô tình của cộng sản. Chúng nhân danh cách mạng xỏ sâu, đập đầu bằng búa bằng báng súng, đâm chém bằng giáo mác, lưỡi lê và có cả đạp xuống hố chôn sống trong các mồ chôn tập thể cả vạn người khắp tỉnh thành miền nam Việt Nam và chủ yếu là nửa vạn nạn nhân bị giết man rợ ở cố đô Huế!

Theo tôi thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh thơ không ra thơ, văn cũng chẳng phải văn, hò vè cũng chẳng phải hò vè. Thơ chúc Tết của Hồ tự nó chứa nhiều ý tưởng phát ói chẳng có gì hay ho và đọc lên, nhìn ra dã tâm của Hồ càng dễ phát ói hơn. Nhất là thơ chúc Tết, có tội ác giết dân trong ngày lễ Tết cổ truyền dân tộc, mang đậm dấu ấn khát máu đồng loại của Hồ Chí Minh, là loại tội ác nghiêm trọng đáng sa hỏa ngục đời đời chứ có đâu mà văn nô bồi bút trơ trẽn đến độ vô liêm sỉ phóng bút viết ra:

“…Kể từ khi Bác đi xa chúng ta không còn được nghe thơ chúc Tết của Người. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến xuân về, trong thời khắc thiêng liêng của đêm giao thừa, phút giây chờ mong nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ đã trở thành ký ức không thể phai nhạt trong tâm khảm người dân Việt Nam.”

Riêng tôi năm hết Tết đến đọc lại thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh với cái đầu căng cứng như bị cực hình, bị tra tấn tinh thần nhưng vẫn phải đọc để chỉ ra vần ói trong thơ của Hồ cho đám cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ một lần cho xong, rằng thì là…Nếu bại não, đứt giây thần kinh xấu hổ, không phân biệt được đúng sai hay hay dở thì cứ tự sướng, tự chuyền tay nhau ngửi, không nên quăng xú uế bừa bãi trong ngày tư, ngày Tết làm mất vui cũng như làm xui rủi suốt năm mới trải dài trước mặt.

Còn quý độc giả đọc thơ chúc Tết của Hồ cảm thấy như thế nào, xin mời cho ý kiến?

https://vietbao.com/p112a248977/van-oi-trong-tho-chuc-tet-cua-ho


DỰNG CHUYỆN CA TỤNG MỚI ĐÚNG LÀ BÔI NHỌ, NÓI XẤU HỒ

$
0
0

Chắc hẳn mọi người ai ai cũng thừa hiểu, nói sự thật không phải là nói xấu, không phải là vu khống cũng chẳng phải là bôi nhọ. Chỉ có những kẻ dựng chuyện, bịa đặt nói không thành có, nói có thành không, đó mới chính là nói xấu, vu khống, bôi nhọ. 

Thực tiễn đời sống dưới “thiên đường” xã hội chủ nghĩa đã chứng minh, có nhiều nhân chứng sống là nạn nhân của chế độ độc tài toàn trị cộng sản, lên tiếng vạch trần bộ mặt xảo quyệt của Hồ Chí Minh, can đảm tố cáo tội ác của đảng cộng sản, đích thực chỉ là nói lên sự thật tội ác bác đảng gieo rắc trên đất nước, dân tộc này. Rõ ràng lên tiếng nói lên tiếng nói của sự thật, không phải là nói xấu Hồ Chí Minh, bôi nhọ đảng cộng sản Việt Nam nhưng tất cả đều bị những tên lãnh đạo lưu manh chính trị, xúi giục những đứa mù đảng, cuồng Hồ hung hăng chửi tục, gán cho là nói xấu, vu khống, bôi nhọ bác đảng và đám cháu ngoan ngu muội nào biết bác đảng của chúng, tự nó đen thủi đen thui như mõm chó. Có gì tốt? Tự nó đã xấu cẩn chi phải bôi đen, nói xấu!

Từ lâu rồi, ngay từ lúc Hồ Chí Minh cướp chính quyền hợp pháp của Trần trọng Kim, rồi tự sướng, tự đặt mình lên ngôi vị “cha già dân tộc” và được cả nguồn lực chính trị của đảng, của chế độ độc tài cộng sản vào cuộc, tôn lên làm thánh. Từ đó, hễ bất cứ ai biết sự thật gian manh của Hồ Chí Minh, chỉ ra sự thật tàn bạo của Hồ Chí Minh đều bị đảng cộng sản ghép vào thành phần phản động, thế lực thù địch nói xấu, vu khống, bôi nhọ lãnh tụ và trước sau đều bị tay chân của Hồ ra tay diệt khẩu: một là bi tống tù bịt miệng; hai là ám sát, thủ tiêu…

Có điều rất trái khuấy, ngược ngạo không có tên cộng sản nào để ý tới và không có tên cộng sản nào động não để hiểu, là những ai nói lên sự thật Hồ Chí Minh không phải là người ta nói xấu Hồ Chí Minh mà chính những đứa ”cháu ngoan bác Hồ” cố ra sức bảo vệ thanh danh, ca tụng Hồ, là những đứa “vô tình” nói xấu, bôi nhọ Hồ tích cực nhất.

Tội nghiệp những đứa cháu ngoan ngu dốt mê muội này, chúng không biết những việc bịa đặt, dựng chuyện bốc thơm “cứt” của Hồ, chúng tưởng là bảo vệ, tụng ca, vinh danh Hồ Chí Minh. Thật ra là chúng đang nói xấu, vu khống, bôi nhọ Hồ hơn cả những người chúng cho là thành phần phản động, thế lực thù địch bịa chuyện, xúc phạm thanh danh bác Hồ kính yêu của chúng.

Cụ thể là có những câu nói, câu thơ, câu chuyện nặng mùi ỉa đái, kinh nguyệt rất tục tỉu đời thường do Hồ Chí Minh phun ra, giống như người ta nằm mơ gặp ác mộng nhưng đám cháu ngoan không não lẫn lưu manh, vẫn cố bàn ra tán vào như những kẻ nghiện số đề mê tín, tán cho ra con số để sát phạt trong trò chơi đỏ đen và mơ trúng độc đắc để trờ thành triệu phú!

Một trong những lời nói tầm phào, bá láp của Hồ rất phổ biến được văn nô, bồi bút, báo nô trong cái làng dối lem lẻm, dối không hề run sợ, là câu Hồ hỏi các cháu miền nam ra thăm bác: “kinh nguyệt các cháu có đều không?” Câu nói phàm phu tục tử này đã được các đứa cháu ngoan mê muội nâng “quan điểm” lên thành sự nghiệp giải phóng phụ nữ và câu chuyện hỏi han kinh nguyệt phụ nữ được báo đảng kể ra như thế này:

“…Mỗi dịp đến địa phương công tác bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc: “Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn, bộ tóc là gốc con người”. 

Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?…” 

Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: “Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu… rất thất thường”.

Đôi mắt bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch – nguyên bộ trưởng, bộ Y tế cùng tiếp khách với bác: “…Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống”…

Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với bác xin chụp ảnh lưu niệm, bác không đồng ý và bảo: “Khi nào các chú ra làm việc với bác có đại biểu phụ nữ thì bác mới chụp ảnh lưu niệm”.

Bác Hồ với các anh hùng và chiến sĩ thi đua miền Nam (tháng 11/1965).
Bác Hồ với các anh hùng và chiến sĩ thi đua miền Nam (tháng 11/1965).

Câu chuyện nổi bật nhất được nâng lên thành sự nghiệp giải phóng phụ nữ nằm trong tâm tư tình cảm của người tự xưng là cha già dân tộc thường nói “…miền nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi…” dành cho các cháu gái ngoan miền nam ra thăm bác là câu hỏi: “kinh nguyệt các cháu có đều không?” Kế đến là lời Hồ đặt điều kiện với “đồng chí” của Hồ giống như trẻ con nủng nịu vòi kẹo: “…Các chú ra làm việc với bác có đại biểu phụ nữ thì bác mới chụp hình lưu niệm…” Thảo nào một kho ảnh lưu niệm của bác toàn là các kiểu bác bóp… bác ôm hôn, bác bú mồm các cháu gái là sự thật không thể chối cãi!

Thú thật đọc câu chuyện của văn nô, bồi bút kể lể chuyện Hồ chí Minh gặp gỡ phụ nữ hỏi kinh nguyệt các cháu có đều không và ỏng ẹo đòi có đại biểu phụ nữ bác mới cho chụp hình lưu niệm, rồi lu loa rằng đó là sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh, thật buồn cười! Dù ai có đầu óc phong phú, tưởng tượng kiểu nào đi nữa cũng khó nhận ra sự nghiệp giải phóng phụ nữ nào ở trong các câu hỏi vớ vẩn có chủ ý “sách nhiểu tình dục” và qua các câu nói đó giúp cho mọi người thấy rõ hơn con người trần tục của Hồ Chí Minh – Ăn nói thô bỉ và chỉ thích ôm hôn chụp hình với các cháu ngoan gái là sự thật không thể che giấu!

Cái mà loa đài của đảng gọi là sự nghiệp giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh không chỉ gắn liền với kinh nguyệt của các cháu gái mà sự nghiệp giải phóng này còn gắn liền với chuyện ỉa đái của phụ nữ. Những phụ nữ được đảng gắn danh hiệu đảm đang anh hùng, được bác tuyên dương công trạng được trên chiếu cố cho gặp riêng “bác” và câu chuyện có liên quan đến “vĩ nhân” Hồ Chí Minh được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh kể lại trong hồi ký của ông như sau:

“…Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc. Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng.

Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thực tập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinh viên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rất trắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ, oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. 

Lần đầu tiên ra Hà Nội, đi đâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, bác chỉ chỗ cho mà đi.”

Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh…”

Phải nói rằng sự nghiệp cách mạng, chính xác là sự nghiệp làm tay sai cho cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh trong đó có cái gọi là sự nghiệp giải phóng phụ nữ, không chỉ dính dáng tới kinh nguyệt, ỉa đái trong lời nói mà còn được Hồ trịnh trọng đưa vào thơ và có những câu như sau:

“…Ôi khổ nào hơn mất tự do

Đến buồn đi ỉa cũng không cho…”

Chắc chắn đọc lên hai câu thơ có động từ ỉa của Hồ Chí Minh, đến con nít cũng biết đi ỉa là ra cứt và cứt thì phải thúi, khó thơm được! Vậy mà vẫn có nhiều đứa cháu ngoan lấy tay bốc cứt đưa lên mũi hít hà, xuýt xoa khen:

“…Tôi không ngờ bác lại giản dị quá đến như vậy… Bác độc đáo chính là ở chỗ giản dị rất mực của mình… Ngày nay, các nhà thơ không ai còn khinh mắm, muối, tương, cà… nhưng đưa được “ỉa đái” vào thơ như một đề tài chính hết sức thoải mái như thế… Có lẽ, có những sự thật chỉ có Hồ Chí Minh… chỉ có Bác mới dám đưa vào thơ…”

Thật ra những câu chuyện kinh nguyệt, ỉa đái trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh nếu cứ để cho nó diễn ra bình thường, tự nhiên như nó vốn có thì không mấy ai chú ý tới. Nhưng những thứ kinh nguyệt, ỉa đái thiếu lành mạnh, mất vệ sinh này lại được những đứa cháu ngoan lưu manh chơi đểu xúi dục, kích động những đứa cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ móc lên đưa vào mũi ngửi, nhăn mặt khen thơm và vất bừa bãi vào môi trường sống trong sạch của cuộc sống đời thường nên đã gặp phản ứng quyết liệt của cư dân mạng thời a còng (@).

Chuyện các đứa cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ nâng tầm kinh nguyệt phụ nữ lên thành sự nghiệp giải phóng phụ nữ hay ngợi ca chuyện Hồ Chí Minh tuyên dương công trạng, bằng cách cho vinh dự gặp bác để bác hỏi các cháu có buồn đi tiểu bác chỉ chỗ cho mà đi hoặc ca tụng chuyện Hồ trang trọng đưa ỉa đái vào thơ. Chắc chắn làm thế đấy không phải là ca tụng, vinh danh “thần tượng” Hồ Chí Minh! Ca tụng nhảm nhí như thế là gián tiếp nói xấu, vu khống, bôi nhọ Hồ Chí Minh và nên động não hiểu rằng những ai chỉ ra sự thật kinh nguyệt, ỉa đái có thật của Hồ Chí Minh, không phải là người ta nói xấu, vu khống, bôi nhọ Hồ Chí Minh mà chỉ muốn trả lại sự thật cho Hồ Chí Minh đúng với sự thật lịch sử vốn có.

Giờ Hồ Chí Minh đã chết, câu chuyện kinh nguyệt, ỉa đái được đám cháu ngoan tôn lên làm sự nghiệp giải phóng phụ nữ đi qua hơn nữa thế kỷ và những nhân vật anh hùng của một thời mưa bom lửa đạn có tên tuổi như Ngô Thị Tuyển, Nguyễn Thị Hằng… cao ráo… trắng trẻo… được bác Hồ chiếu cố cho gặp riêng… Cuộc sống giờ ra sao… giờ ở đâu bây giờ? Hãy đọc đoạn văn dưới đây về anh hùng Ngô Thị Tuyển được văn nô, bồi bút mô tả trên báo đài đảng, nhà nước như sau:

“…Tìm gặp anh hùng trong những ngày hè oi ả, tiết trời lại trở đó là quy luật của thiên nhiên luôn xoay vòng chuyển mùa còn với người anh hùng một thời mưa bom bão đạn thì những ngày chuyển mùa, trái gió, trở trời là những cơn đau lưng, khớp chân lại hành hạ. Đó cũng còn là bằng chứng sống kể từ khi cô gái 19 tuổi, nặng 42kg vác trên vai mình 98 kg đạn vượt mưa đạn. Việc làm anh dũng trong thời chiến vô tình theo thời gian khiến chị sống qua năm tháng hòa bình cùng chứng đau lưng và khớp chân, những bước đi có phần nặng nhọc nhưng trên khuôn mặt Chị vẫn rạng lên khí tiết của một Đảng viên, hùng hồn trong lời nói…

Anh hùng Ngô Thị Tuyển giữa đời thường
Anh hùng Ngô Thị Tuyển giữa đời thường

…Nhìn những tấm huy chương, bằng khen được Đảng và Nhà nước công nhận công lao to lớn của Bà cả trong thời chiến cũng như thời bình ai cũng cảm phục, có lẽ chị đã mang trong mình cả sức mạnh và sứ mệnh của phụ nữ Việt Nam đầy tự hào. Hơn 40 năm tuổi Đảng chị vẫn không ngừng hoạt động, lúc thì trò chuyện cùng các cháu thiếu nhi về cuộc đời mình như một nhân chứng sống của lịch sử, tham gia tích cực các phong trào quyên góp, ủng hộ các hoạt động xã hội tại địa phương, trong các ngày lễ ngày tết chị luôn xuất hiện để góp lời khuyên dạy khích lệ tinh thần cho những thế hệ sau.”

Đó là cuộc sống của “anh hùng” Ngô Thị Tuyển được báo đài nhắc đến vì còn giá trị lợi dụng cho nhu cầu tuyên truyền mị dân và “anh hùng” Nguyễn Thị Hằng cao ráo, trắng trẻo thì số phận ra sao?… Cớ vì sao không được loa đài đảng ta nhắc tới? Nguyễn thị Hằng đã chết… tại sao chết… hay còn sống cũng không nghe nhắc tới!…

Có thể Nguyễn Thị Hằng không được nhắc đến như là tấm gương “chiến đấu anh dũng” cho thế hệ trẻ noi theo như văn nô bồi bút viết ca ngợi Ngô Thị Tuyển bởi vì “anh hùng” Nguyễn Thị Hằng tiết lộ cuộc gặp gỡ bí mật trong lần tuyên dương công trạng được bác ân cần hỏi: “Cháu có buồn đi tiểu, bác chỉ chỗ cho mà đi…” và dám cả gan tiết lộ sự thật bí mật động trời của Hồ Chí Minh nên Nguyễn Thị Hằng còn sống hay đã chết đều phải bị đảng “chôn sống” cho đúng với bản chất “ăn cháo đá bát”, “vắt chanh bỏ vỏ”của con thú cộng sản và với những con thú cộng sản thì những người trải nghiệm cộng sản, không ai còn lạ: “Cộng sản nó giết mình hôm trước, hôm sau nó mang vòng hoa đến phúng điếu.”

Le Nguyen


CHÁU ĐẾCH CÓ TIN…LÀ CÒN LỊCH SỰ CHÁN!

$
0
0

Thành tựu của công nghệ tin học đã chấp cánh cho khoa học kỹ thuật bay cao, bay xa trong vài thập niên cuối của thế kỷ XX và cũng nhờ thành tựu công nghệ tin học xây dựng nền tảng vững chắc cho loài người bước sang thế kỷ XXI với những dự tính chinh phục không gian đầy tham vọng, nhiều hứng thú như chương trình đưa người lên thám hiểm sao Hỏa, đặt kế hoạch mang tính chuẩn bị cho loài ngưòi định cư trên cung Trăng và vươn tầm mắt khoa học, quan sát bên ngoài Thái Duơng Hệ để tìm hiểu bí ẩn đậm màu huyền bí  của vũ trụ bao la …

Lúc thế giới loài người thi triễn tài năng và các quốc gia tiên tiến thi nhau phát huy thành tựu khoa học kỹ thuật vào mục tiêu khám phá vũ trụ với các kế hoạch đầy tham vọng mang tính khả thi cao. Bên cạnh những tầm nhìn tưởng như chuyện thần thoại của thời săn bắn, hái trái là ngày nay loài người văn minh tận dụng tối đa thành tựu tin học vào quản trị, điều hành trong mọi lãnh vực, ngành nghề công cũng như tư nhằm đạt mục đích “nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.”

Với thành công rực rỡ của thời đại tin học, loài người tiến nhanh về ánh sáng tương lai thì lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn loay hoay trong vũng lầy Mác –Lê, lượm lặt tư tưởng sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh đầy mê tín dị đoan của thời thờ thần bái vật. Thuở loài người còn mông muội, thờ lạy sùng bái bộ phận sinh dục nam lẫn nữ như biểu tượng huyền bí, linh thiêng của đấng toàn năng vô biên…và nếu ai không vâng lời, dám cả gan đụng tới sự thật trần truồng sặc mùi mê tín này sẽ không tránh khỏi thảm họa cho bản thân, gia đình.

Nói rõ hơn là trong lúc nhân loại văn minh sử dụng tri thức, áp dụng thành tựu thần kỳ của khoa học tin học, bù đầu vào những toan tính, kế hoạch thiên niên kỷ cho cuộc sống loài người trong tương lai thì đảng cộng sản Việt Nam vẫn mày mò rao giảng chủ nghĩa Mác – lênin, thứ tư tưởng quá hạn sử dụng mà loài người đã quăng vào thùng rác lịch sử từ nhiều chục năm qua. Không những thế lãnh đạo đảng, nhà nước Việt cộng còn đem tư tưởng không có gì…và mang đạo đức vô đạo đức của Hồ Chí Minh cưỡng bức cán bộ, đảng viên, thanh thiếu niên Việt Nam…xa hơn nữa là cưỡng bức cả nước học tập, làm theo rất vớ vẩn!

Thời đại tin học với công cụ thông tin hiện đại, mọi người ai có điều kiện tiếp cận, sử dụng phương tiện tin học cũng đều biết Hồ Chí Minh chẳng có tư tưởng gì cả, trong đầu Hồ chỉ có Mác- Lê- Mao và các ông râu dài này – theo Hồ Chí Minh là không thể sai được?

Về đạo đức của Hồ cũng không khá hơn tư tưởng không có gì của Hồ Chí Minh… Đạo đức nổi bật nhất của Hồ là chơi chạy, chơi vô trách nhiệm, ngay cả việc lạnh lùng hạ sát người tình, người vợ đã từng đầu ấp tay gối để chỉ nhằm bảo vệ đạo đức Hồ Chí Minh, bảo vệ thanh danh “vĩ nhân” suốt đời vì dân vì nước, hy sinh tình cảm riêng tư, không biết mùi đàn bà để toàn tâm toàn ý cho tổ quốc, nhân dân?!

Những hư cấu đầy mê tín phản khoa học nhằm thần thánh hóa Hồ Chí Minh, một tên tội đồ dân tộc, một tội phạm chống nhân loại đã được công cụ truyền thông hiện đại vạch trần, lột ra trần trụi không còn một thứ chi cho bác che con tự do và cho đảng ta chống chế, bao biện cho cái gọi là thiên tài của tên Hán gian Hồ Chí Minh.

Công cụ truyền thông hiện đại của thời đại tin học đã chỉ ra những câu nói, bài thơ, bản văn được tuyên giáo đảng ta gọi là tư tường, đạo đức Hồ Chí Minh như câu nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” hay bài thơ “Nguyên Tiêu” được xếp vào một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ XX hoặc bản văn tuyên ngôn độc lập được Hồ đọc ở quảng trường Ba Đình năm 1945…Tất cả đã bị các tài liệu lưu trữ trong các trang mạng toàn cầu chỉ ra là Hồ chôm chỉa, vơ vào.. từ các nhà tư tưởng thành danh của nhân loại chứ không phải do Hồ có khả năng nghĩ ra.

Thật ra không phải chỉ có bấy nhiêu câu nói, bài thơ, bản văn vừa dẫn là Hồ mượn ý tưởng của người khác vơ vào làm của mình. Hầu hết những ý tưởng chứa tư duy triết học, có chiều sâu tư tưởng được tuyên giáo gán cho Hồ thì với thời thông tin mở ngày nay đã chỉ ra là Hồ ăn cắp tư tưởng của người khác và những câu nói, bài thơ, bản văn mà văn nô, bồi bút le liếm bảo là nôm na, giản dị hết mực thì nồng nặc mùi ỉa đái, kinh nguyệt mang tính đặc thù tư tưởng Hồ Chí Minh không lẫn vào đâu được.

Theo chiều hướng giản dị, nôm na của cái mà bọn bồi bút gọi là hết mực đó, có bản di chúc Hồ Chí Minh. Bản văn mà Hồ cố bỏ quên mùi đàn bà, bỏ ra ngày vài tiếng đồng hồ để nắn nót suốt năm năm tình lận đận cho dám cháu ngoan các thứ tụng niệm như thánh kinh đầy mê tín khiến tác giả Vũ Đông Hà phải ngứa mồm, buột miệng thốt lên trong bài viết “Thưa Bác..Cháu đếch hiểu nỗi” như sau:

“…Bác làm gì vậy Bác!? Chi mà sửa tèm lem tẹp nhẹp máu me tùm lum vậy Bác!? Có vài trang giấy mà Bác phải 5 năm tình lận đận đến đổ máu vậy thì bố ai tin Bác là người viết Bản án chế độ thực dân Pháp ký tên Nguyễn Ái Quốc! …Cháu… đếch có tin!…”

2

Ngoài bôi xóa cạo sửa, tèm lem tẹp nhẹm, máu me tùm lum trông phát ớn! Di chúc Hồ còn tệ hơn cả giấy nháp của các học trò tập làm văn và nội dung bản di chúc cũng chẳng có gì đặc biệt, nó chỉ khá hơn cái gọi là tư tưởng “ỉa đái, kinh nguyệt” của Hồ Chí Minh làm ra, phát tán cho đám cháu ngoan le lưỡi liếm!.

Khách quan mà nói di chúc của Hồ dưới trung bình, thế mà vẫn có những đứa nhà văn nhà báo, những tên giáo sư, tiến sĩ  của cái làng bảo tồn “mắm” Ba Đình nâng bi di chúc “tối mật, sáng mật” của Hồ trơ trẽn, cường điệu nhằm làm cho những đứa mù đảng, cuồng Hồ trố mắt thán phục như sau:

“…Tài liệu nằm trong một chiếc phong bì to… Tài liệu này được công bố với tên gọi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Duẩn đọc trong lễ tang Bác ngày 9-9-1969 tại Quảng trường Ba Đình đã gây xúc động mạnh mẽ trong hàng triệu trái tim đồng bào và chiến sĩ cả nước…

…Cứ như thế, suốt 5 năm trời… mỗi ngày bác dành 1 tiếng đồng hồ, từ 9-10 giờ là giờ đẹp nhất trong ngày. Bác suy nghĩ, trăn trở trên những trang viết của mình để dặn lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta những công việc hệ trọng của sự nghiệp cách mạng sau khi Bác qua đời…

…Xem lại bút tích Bác chỉnh sửa bản Di chúc, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng đặc biệt và những giá trị vĩnh hằng mà Bác để lại cho các thế hệ mai sau. Bác cẩn trọng, tỉ mỉ đến từng từ, từng ý, từng câu…

…Vận dụng điều này vào công tác tự phê bình và phê bình hiện nay, chúng ta mới thấy hết giá trị, những tiên đoán thiên tài và sự minh triết, ân minh, độ lượng của Người…

…Giờ đây, mỗi khi lật giở lại những trang bản thảo, những bút tích chỉnh sửa, bổ sung của Người trong bản Di chúc thiêng liêng như một cương lĩnh hành động ngày nào, dường như vẫn thấy một Hồ Chí Minh đang cẩn trọng, cân nhắc từng ý, từng việc, để cô đọng nhất những trăn trở, những điều cần phải dặn lại…

…Một nhà tiên tri châu á báo trước công cuộc giải phóng của các dân tộc bị áp bức, khổ đau, Người còn nhìn thấy và dặn lại trước những công việc cần thiết phải thực hiện để xây dựng lại một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn trong tương lai…

…Những lời dặn thiết tha, đậm chất nhân văn trong Di chúc chứa đựng những giá trị tư tưởng, tinh thần cao quý của cuộc đời Hồ Chí Minh…

…Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em…

…Di chúc Hồ Chí Minh “là một áng văn tuyệt bút” không dài, là những lời cuối đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và thời đại, hội tụ trong đó hoài bão và tình cảm của một nhà văn hoá lớn…”

Lúc bác sắp đi gặp cụ Mác, cụ Lê…Thằng cu này là ai mà có mặt ở đây thế?
Lúc bác sắp đi gặp cụ Mác, cụ Lê…Thằng cu này là ai mà có mặt ở đây thế?

Theo thông tin từ loa đài của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam thì Hồ Chí Minh có ba bản văn di chúc viết tay và bản văn nào cũng bôi xóa tẹp nhẹp, tèm nhem, đỏ rực màu máu…Vậy mà, ngay cả bản di chúc được ban tư tưởng văn hóa, văn hay chữ tốt hạng nhất của đảng biên tập, rút gọn nhập ba thành một, công bố cho bàng dân thiên hạ “thưởng thức” cũng không ai tìm thấy “áng văn tuyệt bút” nào trong di chúc của Hồ Chí Minh cả. Cũng như không ai thấy “…Tầm quan trọng đặc biệt…Giá trị vĩnh hằng…Một nhà tiên tri châu á… Đậm đà bản sắc dân tộc…một nhà văn hóa lớn…” trong di chúc tuyệt mật như lời văn nô ca tụng, cái bản di chúc của Hồ đã được biên tập, xào nấu, chỉnh sửa.

Bảo đảm đọc ba bản di chúc của Hồ Chí Minh với cái đầu tỉnh táo khách quan, không vướng bận thương ghét, chắc hẳn ai cũng nhận ra nội dung bản di chúc của Hồ Chí Minh chỉ đạt trung bình kém và phần bản gốc của di chúc gạch xóa tùm lum, sai văn phạm chính tả tét tòe loe, nếu ưu ái, nhân nhượng lắm thì cho điểm một là tốt lắm rồi, chứ làm gì có “áng văn tuyệt bút” trong di chúc mà văn nô, bồi bút thi đua le lưỡi liếm, phun ra “…Đậm đà bản sắc dân tộc…Một nhà văn hóa lớn… Tiên đóan thiên tài và sự minh triết, anh  minh…Thể hiện khả năng dự báo thiên tài của chiến lược gia Hồ Chí Minh…” từ trích đoạn di chúc dưới đây:

“…Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm”.

…Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột…

… là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!…

…Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”

Đọc di chúc Hồ Chí Minh không khó để thấy tư tưởng không có gì…và đọc trích đoạn di chúc thượng dẫn đã chỉ rõ tư tưởng Hồ, chỉ đậm màu vay mượn căn tính, chẳng có bản sắc dân tộc nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng như chẳng ai thấy danh nhân văn hóa nào trong di chúc mà chỉ thấy hiển hiện “…Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường…Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Mác, cụ Lênin…Tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế…Góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới…” Qua các câu đọc được, di chúc tự nó đã lột tả Hồ là con chó nhỏ của chủ nghĩa Mác – Lê, là tên công sản ngu dốt, rừng rú như tên “đồng chí” đồ tể Staline đánh giá bản chất Hồ, là chính xác trên cả tuyệt vời.

Đọc di chúc tiếng Việt với giọng văn ngọng nghịu, tràn ngập phụ âm Zo..o …Fu..ck… đến phát sợ,  nếu tinh mắt sẽ thấy tiếng Việt của Hồ không phải âm tiếng việt rồi! Tiếng Việt như thế là có vấn đề, vậy mà đám trí nô xã nghĩa ca bác biết thông thạo 29 thứ tiếng thì thật không biết dây thần kinh của chúng nằm ở trên đầu nào – trên hay dưới? Bản văn di chúc cho thấy tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ còn chưa thông và bản văn di chúc của Hồ, chưa chắc khá hơn bài tập làm văn của em học sinh tiểu học giỏi văn, thì việc ca Hồ thông thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài là câu chuyện tuyên truyền đồng bóng, mê tín dị đoan chỉ có ở Việt Nam trong thời đại tin học – thời mà loài người văn minh thi nhau chinh phục, tìm chỗ cấm dùi trên không gian…

Tóm lại, tuyên truyền di chúc Hồ Chí Minh, thần thánh hóa Hồ Chí Minh của tuyên giáo cộng sản quá đổi đồng bóng, sặc mùi mê tín. Thế bảo sao người dân không kêu là: “Thưa bác..cháu đếch có tin!” Thật ra câu nói này còn lịch sự chán… đối với tư tưởng, đạo đức vốn không có gì của Hồ Chí Minh.

https://vietbao.com/p112a249539/chau-dech-co-tin-la-con-lich-su-chan


Giao lưu… hay kế thừa sự nghiệp nhập Trung còn dang dở của Hồ?

$
0
0

Thời thông tin bùng nổ, những ai sử dụng công cụ tin học, tiếp cận thông tin, cố tình tìm hiểu về cái gọi là lãnh đạo tài tình sáng suốt, về công lao chống Pháp, đuổi Nhật, đánh Mỹ của Hồ Chí Minh đều biết, tất cả là do tuyên giáo cộng sản thổi phồng, bịa đặt chứ Hồ chẳng có công lao, tư lao chi cả! Đích thực của cái gọi là công lao lãnh đạo đánh đuổi tài tình của Hồ do loa đài lu loa, chỉ là Hồ lãnh lương làm tay sai cho cộng sản quốc tế, rồi to mồm hô hào đốt cả dãi Trường Sơn để đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng cho quan thầy Nga-Ttàu, là sự thật không thể chối bỏ.

Ngày nay chuyện bịa đặt “huyền thoại” Hồ lãnh đạo tài tình sáng suốt, đánh đuổi Phát xít, thực dân, đế quốc đã bị các trang mạng xã hội toàn cầu lột truồng, không cách chi để bao biện, che giấu. Tuy thế, đâu đó vẫn còn những tiếng kêu lạc lõng làm theo lệnh trên giao của những tên bồi bút, trí nô bẻ cong ngòi bút trơ trẻn tâng bốc, nâng bi Hồ không biết xấu hổ, tràn ngập trên hệ thống loa đài, chất chứa đầy trong các kho tư liệu của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam với những lời le liếm tởm lợm như sau:

“…Chuyện bác Hồ trăm năm chưa dễ thấu ngọn nguồn… Hồ Chí Minh là người có tầm mắt đại dương… người mang tầm vóc vĩ nhân và cốt cách hiền triết thì trên đời này chỉ thấy ở Hồ Chí Minh… Hồ Chí Minh một nhà cách mạng kiệt xuất với tư tưởng lỗi lạc, với trí tuệ uyên bác, ôm trùm mọi tri thức Đông Tây kim cổ… Hồ Chí Minh là kết tinh của lòng yêu nước, thương dân và tỏa sáng ánh sáng minh triết của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, văn hóa Hồ Chí Minh…”

Các tên bồi bút này nói đúng… đúng là tiên đoán thiên tài! Trăm năm nữa với cái đầu mê muội của đám cháu ngoan thiếu não, chưa dễ thấu hiểu hết chuyện Hồ Chí Minh lãnh lương cộng sản quốc tế dẫn dắt năm châu đến đại đồng chẳng có yêu nước thương dân nào trong đó cả. Và đám cháu ngoan bưng bô mù quáng này cũng không đứa nào đủ trí tuệ để thấy tầm vóc vĩ nhân, cốt cách hiền triết của kẻ nói “…Tôi không có tư tưởng gì cả, tôi chỉ có chủ nghĩa Mác- Lênin… Tôi thì có thể sai chứ đồng chí Staline, đồng chí Mao không thể sai được!?…”

Cũng như trăm năm nữa vẫn không có đứa mù đảng, cuồng Hồ nào có thể thấy sự uyên bác, ôm trùm mọi tri thức Đông Tây kim cổ bằng cách chôm chĩa, cắt dán tư tưởng của các bậc vĩ nhân, hiền triết làm thành của mình như Hồ cả. Hồ vĩ đại, hiền triết thật vì đã biết phát huy sáng kiến cắt dán “Mọi người sinh ra đều bình đẳng…t ạo hóa cho họ quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…” trước cả công cụ cắt dán của ông Bill Gates sáng chế ra trong thời đại a còng (@) có đến gần nửa thế kỷ!

Thật ra tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thật sự là không có gì… chẳng có gì lạ và có rất ít người không biết cái thùng rỗng của Hồ Chí Minh ở thời thông tin mở này!

Ngồi gõ bàn phiếm đúc kết “công lao” Hồ Chí Minh, chữ ra tới đâu là bốc mùi tới đó nhưng vẫn phải cắn răng, bịt mũi để vạch trần, chỉ ra những tên bồi bút, trí nô xã nghĩa của cái làng Ba Đình bưng bô bằng mồm, phong thánh cho Hồ với những con chữ cường điệu cuồng tín, ngu xuẩn, đồng bóng đến độ không thể tin được. Đồng bóng thế, nặng mùi thế nhưng nó vẫn được những đứa mù đảng, cuồng Hồ nhai lại như bò mà những ai có lòng tự trọng nghe qua không khỏi đỏ mặt, xấu hổ giùm cho chúng.

Chắc chắn, là một người bình thường sống trong môi trường Xã hội chủ nghĩa khi tiếp cận, biết ra tư tưởng, đạo đức thật sự của nhân vật “đặc biệt” Hồ Chí Minh, không ai có đủ bình tĩnh để không phải buột miệng chửi thề cho hả tức vì đã bị lừa quá lâu. Tuy nhiên tư tưởng, đạo đức của Hồ có hơi trừu tượng, nếu không chỉ ra những vụ việc cụ thể thì cũng khó hình dung ra được sự ghê tởm của nó tới mức độ nào?

Do đó với nhân vật mờ mờ, ảo ảo bị các hào quang giả tạo, hư cấu của các bồi bút, trí nô bao trùm che phủ nếu không mạnh tay vén váy, lột truồng Hồ ra thì khó nhận ra tội làm tay sai bán nước của Hồ Chí Minh được bao phủ bởi lớp hào quang“công lao đánh đuổi…” do bộ máy tuyên truyền của tuyên giáo ồn ào dựng lên bên trong bức màn sắt của chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam.

Nổi bật trong cái gọi là công lao đánh đuổi của Hồ là chuyện Hồ to mồm tuyên bố đốt cả dải Trường Sơn đi đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng cho quan thầy Nga-Tàu. Bên cạnh lời tuyên bố sặc mùi tay sai hiếu chiến vừa nói, là Hồ âm thầm thực hiện “sự nghiệp” giao nộp từng phần lãnh thổ trong nhiệm vụ giao nộp toàn bộ lãnh thổ Việt Nam cho Tàu để đạt mục tiêu “Tôi dắt năm châu đến đại đồng”là nhất quán, có tính kế thừa của thế hệ lãnh đạo đời giữa và đời nay đang kế tục sự nghiệp bán nước của Hồ Chí Minh mà ai có quan tâm đến tương lai Việt Nam đều thấy.

Giờ thì ai cũng biết là Hồ lãnh lương cộng sản quốc tế, hoạt động cướp chính quyền và khi nắm quyền lực trong tay, Hồ từng bước thực hiện kế hoạch giao nộp từng phần lãnh thổ để tiến tới mục tiêu sáp nhập tổ quốc Việt Nam vào tổ quốc xã hội chủ nghĩa do Nga-Tàu thống lĩnh.

Trong nhiệm vụ làm tay sai bán nước cầu vinh của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có một số văn bản lưu trữ trong các kho tài liệu trong ngoài nước mang ý đồ giao nộp Việt Nam cho Tàu do Hồ Chí Minh đạo diễn như sau:

Một là tờ truyền đơn kêu gọi của Trường Chinh, tổng thư ký đảng lao động là một trong những đệ tử thân tín của Hồ. Truyền đơn có nội dung phản quốc như sau:

“ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 

NĂM THỨ VII 

TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN 

SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC

Hỡi đồng bào thân mến!

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!

Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?

Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy – một cách viết rõ ràng có mau thật đấy – và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.

Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta – mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế – có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!

Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!

Ta hãy bỏ nhà bảo sanh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!!

Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v…

Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!

Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.

Trường Chinh

Tổng thư ký đảng Lao Động.”

Hai là bản văn bức thư của Hồ gởi cho Stalin xin súng đạn, có kèm kế hoạch thực hiện cải cách ruộng đất, có sự tham gia đóng góp ý kiến của cố vấn Tàu như sau:

“Đồng chí Stalin kính mến,

Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.

– Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.

  1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
  1. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có người chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ.
  1. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm
  1. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau:

(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.

(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất

Hồ Chí Minh

30-10-1952

đã ký.”

Ba là với câu nói của Hồ Chí Minh tưởng nói đùa nhưng mà thật “…Mấy cái đảo hoang tàn phân chim ỉa ở ngoài khơi đó… các đồng chí Trung Quốc có cần thì ta cho họ đi…” đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng, một đại đệ tử khác của Hồ sốt sắng cho ra đời công hàm gởi cho thủ tướng quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai như sau:

“Thưa Đồng chí Tổng lý, 

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.”

Phạm Văn Đồng.

14/09/1958.

Đã ký.”

Qua ba bản văn thượng dẫn, không khó để cho chúng ta thấy ý đồ mượn tay chân thân tín thực hiện nhiệm vụ “nhập Trung” của Hồ Chí Minh đã lộ rõ lộ trình:

Thứ nhất với văn bản mang tính hiệu triệu của Trường Chinh thì tinh thần “nhập Trung” khá lộ liễu, táo bạo và đã không được sự đồng tình của nhân dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức, sĩ phu yêu nước nặng tinh thần quốc gia dân tộc chống đối, khiến cho lời kêu gọi của Trường Chinh, chính xác là ý định của Hồ không thành.

Thứ hai rút kinh nghiệm từ thất bại này, Hồ nhận lệnh Nga-Tàu nhân danh cải cách ruộng đất, kèm theo khẩu hiệu “trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ” nhằm tiêu diệt các trí thức, sĩ phu yêu nước, lãnh đạo các đảng phái chính trị…là bức rào cản ngăn chận ý đồ “nhập Trung” và biết rõ hành động làm tay sai cho cộng sản quốc tế của Hồ.

Thứ ba thanh toán xong thành phần yêu nước không cộng sản, Hồ tiếp tục thanh toán nốt trí thức, văn nghệ sĩ đi theo Hồ hoạt động cách mạng, qua vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Khi tàn sát thành phần ưu tú, tinh hoa của dân tộc và không còn thế lực nào cản trở hành động tay sai, bán nước cầu vinh của Hồ thì Hồ ngầm chỉ thị cho đàn em giao nộp Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu qua câu nói nôm na thật thà mà tưởng như đùa: “…Mấy cái đảo hoang tàn phân chim ỉa ở ngoài khơi đó…Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cho họ đi…”

Để kế thừa sự nghiệp “nhập Trung” của Hồ, các lãnh đạo cộng sản đời giữa giao nộp đất biên giới, vịnh Bắc Bộ qua hiệp ước phân định cấm mốc biên giới trên bờ năm 1999 và trên biển năm 2000. Việc dâng đất cho Tàu qua bức bình phong hiệp ước biên giới đã gặp sự chống đối quyết liệt của người dân nên lãnh đạo đảng cộng sản đời nay ma lanh hơn, chúng lươn lẹo giao nộp đất Tây Nguyên, Vũng Áng, Bình Dương, rừng đầu nguồn, đất dựng khu công nghiệp, đất xây viện Khổng Tử… với danh nghĩa giao lưu kinh tế, văn hóa trong hiệp ước hợp tác toàn diện trên tinh thần gìn giữ tài sản quý báu do Mao – Hồ dày công vun đắp?

Giao lưu kinh tế, văn hóa… hay đó là bước đệm để cho đám lãnh đạo cộng sản đời nay kế thừa sự nghiệp “nhập Trung” còn dang dở của Hồ? Và như những gì đã đang diễn ra, rất có khả năng trình tự sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc năm 2020, không phải là đồn đoán nói xấu lãnh đạo các đời cộng sản Việt Nam?


Chưa khử được quỷ Hồ là Việt Nam còn đắm chìm trong tăm tối

$
0
0

Mọi tôn giáo đều dạy con người ăn hiền ở lành, làm thiện tránh ác để một mai rời cõi thế gian khỏi bị phải sa xuống chín tầng địa ngục – ghê sợ hơn nữa là bị đọa xuống hỏa ngục đời đời. Văn hóa truyền thống, đạo sống của dân tộc Việt Nam cũng có nền tảng đạo đức thiện ác tương đồng với các tôn giáo chân chính của loài người, nghĩa là người hiền chết sẽ thành tiên, thành thánh về “cõi trên” thiên đàng cực lạc và kẻ ác chết sẽ thành quỷ, thành ma vất vưởng cõi trần hoặc bị đọa đày ở “cõi dưới” địa ngục khổ đau đời đời…

Với tư duy thông thường của những người Việt Nam bình thường thì người ác chết đi sẽ thành ma, thành quỷ và đẳng cấp giữa ma với quỷ có khoảng cách khác biệt nhất định. Ma thì sợ người, chờ người cúng vái, sống lây lất để không thành con ma đói chờ ngày đi đầu thai kiếp khác. Còn quỷ thì không sợ người, nó tự cướp đồ cúng bái và có khả năng giở trò ám hại người, gieo rắc bệnh tật “nói nhảm” được gọi là quỷ ám. Thật ra con người không phải chết đi mới thành quỷ mà có kẻ sống vẫn có thể thành quỷ nên người ta gọi là quỷ sống.

Hồ Chí Minh là một cá nhân rơi đúng vào trường hợp đặc biệt này, Hồ đã thành quỷ dữ trong lúc sống và cả cho đến khi chết vẫn còn vất vưởng hại người. Nếu ai chịu khó theo dõi, tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh, không khó để nhận ra lúc sống lẫn lúc chết Hồ đều theo ám dân tộc, đất nước Việt Nam. Lúc sống Hồ lãnh lương hoạt động cho cộng sản quốc tế đệ tam gieo rắc chủ nghĩa cộng sản phi nhân trên đất nước Việt Nam dưới vỏ bọc làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và khi cướp được chính quyền nắm độc quyền lãnh đạo đảng, nhà nước Hồ nhận lệnh Nga – Tàu đưa dân tộc vào chảo lửa chiến tranh mãi cho đến lúc Hồ ngáp ngáp, sắp đi gặp cụ tổ Mác – Lê còn trăng trối, than thở tiếc là chưa gây tội ác đủ, dù trước đó không lâu Hồ đã lệnh cho cháu ngoan “thịt” hơn năm ngàn sinh mạng ở cố đô Huế, năm Mậu Thân!

Thời nay hành động tay sai cho cộng sản quốc tế của Hồ không ai là không biết, kể cả những tên bồi bút, trí nô xã nghĩa… cứ vô tư, hồ hởi tưởng là ca ngợi công lao “bác Hồ kính yêu” nhưng đích thực là chúng tố cáo tội lỗi của Hồ về công tác tổ chức rèn luyện công cụ, đội ngũ làm tay sai, làm tên lính xung kích đánh thuê cho cộng sản quốc tế đưa cả nước xuống hàng chó ngựa, không thể chối cãi qua lời tự thú nhận của văn nô như sau:

“…Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất lớn, tìm ra con đường cứu nước, cứu dân “đúng đắn” cho cách mạng Việt Nam; sáng lập, giáo dục, rèn luyện đảng cộng sản Việt Nam thành một chính đảng Mác xít chân chính; sáng lập, giáo dục, rèn luyện quân đội nhân dân Việt Nam; sáng lập, xây dựng nhà nước vô sản của dân, do dân, vì dân; cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân đánh bại thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; quyết định đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội… vv…”

Qua những thứ bồi bút vừa kê khai hộ cho Hồ, giúp cho mọi người thấy rõ hơn, chính đội ngũ Mác xít cuồng tín, đảng cộng sản, quân đội nhân dân, nhà nước vô sản… là trợ thủ đắc lực tiếp tay cho Hồ gây tội ác, đưa dân nước xuống hố cả nút, biến Hồ thành quỷ sống khát máu giết người không gớm tay đã được bạch hóa, vạch trần trong thời đại tin học.

Những việc làm độc ác của Hồ Chí Minh, dã man như loài quỷ dữ vừa kể, chỉ là một góc nhỏ của tên quỷ sống Hồ Chí Minh. Giờ không mấy ai còn mơ hồ không biết Hồ Chí Minh là kẻ chủ mưu chỉ đạo các thuộc hạ đâm cha chém chú bắt bớ giam cầm, tra tấn, đánh đập, đẩy nhân dân Việt Nam vào cảnh cơ cực, đói khổ, nghèo nàn, cùng quẫn gây ra nhiều vụ tố điêu, hành hình giết chóc ngập màu tang tóc cho cái gọi là sự nghiệp cách mạng thế giới của Hồ Chí Minh.

Để hổ trợ cho Hồ thực hiện tội ác, hoàn thành nhiệm vụ tay sai cho Nga – Tàu, là Hồ giáo dục, rèn luyện, đào tạo các tên Mác xít cuồng tín, thành lập đảng cộng sản độc ác, chỉ đạo chế độ độc tài toàn trị gieo bao nỗi kinh hoàng cho người dân Việt Nam, cùng lúc với việc thúc giục tổ chức đội ngũ vũ trang tuyên truyền, đôn đốc ban tuyên giáo trung ương dốc toàn lực thần thánh hóa Hồ trên các phương tiện truyền thông nói, nghe, nhìn… Bên cạnh lực lượng tuyên giáo lu loa trên báo đài, là các chiếc loa phóng thanh, các khẩu hiệu tuyên truyền giăng mắc khắp đầu đường xó chợ đến tận làng mạc xa xôi hẻo lánh…

Những việc làm của Hồ vừa nêu, đích thị là việc làm tai hại, là bản chất của loài quỷ sống theo ám dân tộc Việt Nam. Cụ thể là việc Hồ rèn luyện, dạy dỗ đám cháu ngoan văn nghệ sĩ ngu muội, cuồng tín làm theo tấm gương dối trá, học theo tư tưởng quái đản qua bản văn mẫu hư cấu anh hùng, dựng chuyện anh hùng theo lời dạy điển hình của Hồ trên báo Cứu Quốc gây hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục cho đến tận ngày nay khiến cho người lương thiện nhìn vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa:

“…Mỗi ngày nên đăng một cái “bảng vàng, kể một việc oanh liệt trong cuộc kháng chiến.

Nói vắn tắt, nhưng rõ và ít theo lối tiểu thuyết, chừng 15 đến 20 dòng. Mục đích cốt để nâng cao chí khí kháng chiến của dân, tuy dùng cách… sùng bái anh hùng… Chớ nói tếu quá. Tên người và địa điểm không nói rõ v.v… Thí dụ:

BẢNG VÀNG 

Những người dũng cảm phi thường

Anh hùng kháng chiến bảng vàng thơm danh.

Anh L.V. tiểu đội trưởng VQĐ số X, được mệnh lệnh cùng đồng chí K., đi do thám mặt trận địch. Tuy giờ tối đêm, hai anh phải cẩn thận bò gần 1 cây số đến gần, địch bắn ra. Anh L.V. bị thương ở gần cánh tay. Anh vẫn cố gắng bò gần nữa, liệng một quả lựu đạn chùy, năm tên địch ngã ra. Anh L.V. mới bò về. Vết thương khá nặng, nhưng anh L.V. nhất định không chịu đi nhà thương. Anh nói rằng: “…Tay trái bị thương, nhưng tay phải của tôi vẫn bắn được…. Như anh L.V. thật là một chiến sĩ xứng đáng.”

Qua bài viết dạy nói láo của Hồ như vừa dẫn, hèn chi trong kho tàng lịch sử bác đảng tràn ngập anh hùng tưởng tượng rập khuôn tư duy quái đản của Hồ như ngọn đuốc sống Lê Văn Tám, lấy thân chèn pháo Tô Vĩnh Diện, lấy thân mình làm giá súng Bế Văn Đàn, lấy thân mình lấp lỗ châu mai Phan Đình Giót… Cùng với không biết bao nhiêu là dũng sĩ diệt Mỹ đủ mọi hạng tuổi từ dũng sĩ tí hon đến dũng sĩ già lụm khụm với những chiến công “thần thoại” như chuyện cổ tích. Cụ thể là trích đoạn chuyện dũng sĩ diệt Mỹ Hồ Thị Thu dưới đây:

“…Chiến dịch Mậu Thân 1968, Thu mới 14 tuổi, bị thương ở đầu khi đang vận chuyển vũ khí nên phải chuyển ra Bắc điều trị. Hai ngày sau khi ra Hà Nội, chị được gặp Bác Hồ. Mong ước được gặp Bác bị dồn nén bấy lâu có dịp vỡ òa. Vừa nhác thấy Bác, chị liền chạy thật nhanh về phía Bác, sà vào lòng vị chủ tịch kính yêu vô hạn. Bác hỏi:

– Cháu có phải là Hồ Thị Thu không?

– Thưa Bác, phải ạ!

– Cháu học lớp mấy rồi?

– Dạ thưa Bác, cháu chưa biết chữ, ba cháu mất sớm, nhà cháu nghèo quá, lại đông anh chị em nên cháu không được đi học ạ!

Bác lặng im, chị nhìn lên thấy ánh mắt Bác thật trìu mến. Kể đến đây, chị cũng nghẹn ngào không cất nên lời.

Sau đó lần lượt các dũng sĩ kể chuyện cho Bác nghe. Riêng chị kể chuyện phá 13 khẩu súng bằng cát, sỏi… Nghe xong, Bác hỏi: 

– Thằng Mỹ to thế, cháu lại nhỏ thế này, đánh Mỹ có sợ không?

– Thưa Bác, mấy trận đầu cháu có sợ, nhưng về sau, cháu quen dần vì bên cạnh cháu có các cô, các chú và các bạn nên cháu hết sợ.

Nhìn các cháu thật lâu, Bác Hồ hỏi tiếp: “đồng bào quê cháu sống và chiến đấu như thế nào”? “Dạ thưa Bác, sống không sợ gian khổ, chiến đấu không sợ hy sinh, chỉ sợ mù hai mắt, sau này không được nhìn thấy nước nhà thống nhất, không được nhìn thấy Bác!” (sic)

Dũng sĩ Diệt Mỹ gái, Hồ Thị Thu chụp ảnh lưu niệm với bác Hồ, bác Tôn.
Dũng sĩ Diệt Mỹ gái, Hồ Thị Thu chụp ảnh lưu niệm với bác Hồ, bác Tôn.

Ngày nay các tài liệu lưu trữ trong lẫn ngoài nước cho mọi người thấy, dạy dựng chuyện, bịa đặt là rất bình thường mang tính đặc thù của tư tưởng, đạo đức trong suốt sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh không lẩn vào đâu được! Tư tưởng, đạo đức vô đạo đức của Hồ không còn là cá biệt, nó đã ăn sâu vào máu của đám cháu ngoan các loại đang lãnh đạo lẫn đang cầm cờ hoan hô, đả đảo trong hệ thống tổ chức đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam nên đã có không biết bao nhiêu là anh hùng bịa trong tài liệu của tuyên giáo, trong lịch sử đảng và trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh với “tiểu thuyết” Hồ Chí Minh toàn tập là bằng chứng rất thuyết phục.

Điều đáng sợ của con quỷ sống Hồ Chí Minh, là tuy chết đã lâu, có gần nửa thế kỷ vẫn chưa được đi đầu thai, cứ nằm tênh hênh ở lăng Ba Đình theo ám dân tộc, đất nước Việt Nam và những công cụ xấu ác lỗi thời do Hồ rèn luyện giáo dục, làm ra phát tán ngày càng phát huy “bản chất quỷ” có tính kế thừa, truyền kiếp gần như không thể khắc phục. Chẳng hạn như đội ngũ Mác xít –Lênin nít ngày càng độc ác, cuồng tín hơn và đám lãnh đạo đảng, nhà nước độc tài cộng sản ngày càng lộ rõ bản chất hèn với giặc ác với dân không thể che giấu… Đặc biệt là chúng khư khư kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì độc tài toàn trị, quyết tâm theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa… Dù hơn ai hết, chúng biết rõ Việt Nam đang nằm dưới đáy của đói nghèo, lạc hậu, chậm tiến do cái kiên định, kiên trì, quyết tâm vớ vẩn của quỷ sống Hồ Chí Minh làm ra, phát tán từ thế kỷ trước.

Có lẽ không ai là không thấy, Hồ chết đã lâu nhưng cái loa phóng thanh treo trên thân dừa ở làng quê và treo nơi hè phố ở đô thị vẫn sống hùng sống mạnh, vẫn oang oang sáng sáng, trưa trưa, chiều chiều, tối tối. Song song với loa đài là cờ xí, khẩu hiệu tuyên truyền nhảm nhí rực rỡ sắc màu của thời đại Hồ Chí Minh đi tìm đường làm tay sai cho cộng sản quốt tế. Thế mà đến giờ này sản phẩm quá hạn sử dụng của Hồ vẫn còn y nguyên, chẳng có gì thay đổi! Thật sự những thứ loa đài, khẩu hiệu do Hồ Chí Minh làm ra phát tán lúc công cụ thông tin còn thô sơ, lạc hậu đã mất tính hiệu quả trong thời thông tin hiện đại và nó đã ngốn không ít tiền thuế của dân vào việc làm vô bổ của những kẻ không não hoặc thần kinh.

2
Bác nũng nịu bảo cháu ngoan gái choàng tay qua vai bác mới cho chụp ảnh lưu niệm.

Thực tế không thể che giấu là đất nước Việt Nam còn nghèo, còn nhiều việc thiết thực cần làm ngay cho nhu cầu an sinh xã hội cho thành phần lao động nghèo nhưng cái đám Mác xít- Lênin nít do Hồ rèn luyện, dạy dỗ tiêu tốn tiền thuế lãng phí, vô bổ cho chiếc loa, cho khẩu hiệu tuyên truyền nhảm nhí đã gây không ít bức xúc cho người dân thời a còng (@) Tuy nhiên việc lãng phí tiền thuế cho loa đài, khẩu hiệu vẫn là chuyện nhỏ so với việc đốt tiền thuế của dân vào việc bảo quản, sơn son thếp vàng cho xác chết của ác quỷ Hồ Chí Minh.

Rõ ràng con quỷ sống Hồ Chí Minh chết vẫn chưa hết chuyện, nó vẫn tiếp tục theo ám dân tộc Việt Nam, nó xui khiến cho những tên lãnh đạo cộng sản Việt Nam dốc mọi nguồn lực quốc gia vào việc đánh bóng cái xác thối của con quỷ dữ Hồ Chí Minh như ướp xác, dựng tượng, lập đền thờ, đưa hình ảnh, tượng Hồ vào đình chùa miếu mạo… vào mọi cơ quan đảng, nhà nước trong nước lẫn ngoài nước, có cả việc cầu cơ gọi hồn nhập tượng theo nghi lễ tôn giáo sặc mùi mê tín dị đoan. Đâu đâu cũng thấy Hồ đứng ngồi đủ kiểu nham nhở trong cái nước Hồ Chí Minh được phát ra từ mồm của tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng.

Xét đến các chi phí, nguồn lực quốc gia cho công tác đánh bóng, tôn tạo ác quỷ Hồ Chí Minh hẳn là không nhỏ và nếu tài nguyên, vật lực này được đầu tư vào việc cải cách thể chế, nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, bảo vệ nhân quyền… thì tình hình Việt Nam ngày nay, chắc chắn không thảm hại như nó đang là… Chừng nào toàn dân Việt Nam chưa trừ khử được con quỷ Hồ, cứ để cho nó đeo ám, xúi giục đám cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ lao đầu vào thần thánh hóa nhảm nhí, làm cho dân ngu muội nhằm phục vụ mưu đồ riêng tư thì dân tộc, đất nước Việt Nam còn mãi đắm chìm trong tăm tối.



PHƠI BÀY NHỮNG ẨN SỐ CỦA HỒ TẬP CHƯƠNG – KỲ 10

$
0
0

Hồ Tập Chương hay Hồ Chí Minh cùng một người do Quốc tế Cộng sản sắp xếp trong một liên kết bí mật. Đặc biệt Quốc tế cộng sản, bao gồm cả năm 1930 đều tiền thân của KGB, cơ quan tình báo Liên Xô với các cơ quan tình báo Quốc tế cộng sản hoạt động trong một tổ chức bí mật theo từ quốc gia, vì họ can thiệp vào các phong trào cách mạng những quốc gia có liên hệ, họ đã can thiệp vào sự hình thành những tổ chức Cộng sản Đông Dương. [1]

Nhật báo “Nichinichi News” loan tải Hồ Tập Chương học trường đại học ứng dụng Đài Bắc chuyên về Hóa học Công nghiệp, phục vụ tại Công ty Công nghiệp Nam, kỹ thuật viên xác định luyện kim, ông đến Quảng Tây làm việc tại các hầm mỏ. Điều này giải thích khá am tường về Hồ Tập Chương (胡集璋) làm việc khai thác quặng mỏ. Vào năm 1942-1943 Hồ Chí Minh bị quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa bắt tại Quảng Tây. Ông có viết một tập “Nhật ký”, nội dung:

“Hồ Chí Minh đến biên giới Tây Nam của tỉnh Quảng Tây, tham gia khai thác quặng antimon và các kim loại màu khác. Hồ Chí Minh hoạt động buôn lậu antimon, một gánh đá kim loại giá một đồng, tuy nhiên hoạt động này dễ bị mua chuộc”.

Khi đọc “Nhất ký” phải khéo léo lần mò từng ý, mới bắt được suy nghĩ của tác giả: “Đồng nghiệp cũ của PC Lin (Hồ Chí Minh) cựu giám đốc Hoa Nam, có hành vi tham nhũng và buôn lậu quặng antimon, riêng Hồ Chí Minh ăn cắp quặng bán cho “cựu giám đốc”, cả hai bị giam chung trong ngục tù, đảng Cộng sản Trung Quốc cảm thấy xấu hổ vì họ”. Lúc ở trong tù “cựu giám đốc” thường gọi đích danh Hồ Tập Chương, thay vì Hồ Chí Minh, cùng một người đồng nghiệp xác nhận sự thật Hồ Chí Minh là một gián tiếp của Quốc tế Cộng sản.

Tờ tường thuật của Hồ Chí Minh đã xác nhận chính ông là Hồ Tập Chương (胡集璋), quốc tịch Trung Hoa (胡志明是中國人). Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Tờ tường thuật của Hồ Chí Minh đã xác nhận chính ông là Hồ Tập Chương (胡集璋), quốc tịch Trung Hoa (胡志明是中國人). Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Hồ Chí Minh đã nhận lệnh của Quốc tế Cộng sản, theo chỉ thị thuần tự hoạt động, điều đầu tiên thực hiện, len lỏi vào Quân khu Quảng Châu làm thông dịch viên cho Nhật Bản, chỉ cần hoạt động trong khoảng thời gian hai tháng, động lực hoàn toàn không rõ ràng chỉ được quan sát bối cảnh chiến tranh, tiếp theo nhận mệnh lệnh mới “ăn cắp tài liệp phản gián quân đội Nhật, và hiểu được những động tác chuyển quân của Nhật Bản”. Phần còn lại Trung Cộng cố gắng giành chiến thắng trước quân Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc. Một nhiệm vụ khác Hồ Chí Minh tìm kiếm hậu thuẩn từ quân Nhật Bản yểm trợ chống lại quân đội Pháp, và nhờ  Nhật Bản bố trí vũ trang cho lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, khi người Nhật chủ trương nuôi dưỡng Bảo Đại thành lập chế độ ưu tiên quân chủ, do đó Quốc tế Cộng sản sử dụng Hồ Chí Minh trong một nỗ lực tham gia vào quan hệ Nhật Bản và tin tức chuyển giao cho trung gian quân đội Trung Cộng. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh lẻn vào quân đội Nhật Bản tại Quảng Đông, đồng thời hy vọng nắm bắt thời cơ cườp chính quyền Việt Nam sớm hơn (1943) nhưng số phận của nó đã tiêu tan không phải lúc này, khiến cho những báo cáo mật bị tiết lộ danh tính thực sự của Hồ Tập Chương (胡集璋) là bí danh Hồ Chí Minh. Điều này có thể được gọi “Gián điệp có cánh tay dài”, cho dù ai vu khống nhưng nó là sự thật, hiển nhiên có một gián điệp người Hán, thành lập Mặt trận Việt Minh.

Điều dễ hiểu Hồ Chí Minh người Trung Quốc mới được hoạt động trong Quốc Dân Đảng Trung Hoa, căn cứ vào giấy thông hành, nói tiếng Quảng Đông lưu loát như một trí thức, đôi lúc nói tiếng thổ dân Hẹ, và tập thơ “Nhật ký trong tù”, viết bằng Hoa ngữ, chính những lý do đó Hồ Chí Minh không bị trở ngại nào trên đường di chuyển, Hồ Chí Minh thường quan hệ với những tướng lãnh quân sự của Quốc Dân Đảng như Trương Phát Khuê, Hà Ứng Khâm, Ngô Thiết Thành, Tôn Khoa Hiệp, Tú Phong.

Năm tướng lãnh hùng mạnh nhất của Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Photo lưu trữ: Huỳnh Tâm.
Năm tướng lãnh hùng mạnh nhất của Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Photo lưu trữ: Huỳnh Tâm.

Cũng đã xác nhận Hồ Chí Minh người Trung Hoa, phải nói Cục An ninh Quốc Dân Đảng phát hiện Hồ Chí Minh thực sự người Trung Hoa. Tuy nhiên Quốc tế Cộng sản vẫn tự nhiên gán ép tiểu sử và cuộc sống của Nguyễn Ái Quốc (阮爱国) Việt Nam vào Hồ Tập Chương (胡集璋) Trung Hoa làm một, giả vờ họ không biết, đây là cách sắp xếp lưu manh cho một nhận vật thực-giả bởi bàn tay gián điệp Trung Cộng.

Quan sát thật chu đáo, phân giải tất cả tài liệu trong thời điểm này sẽ thấy Hồ Tập Chương xuất hiện vào năm 1938, trước đó là Hồ Quang, tên tuổi Hồ Chí Minh xuất hiện vào năm1945. Từ năm 1938, Hồ Tập Chương (胡集璋) biến thành Hồ Chí Minh. Hầu như Hồ Chí Minh không hiểu được tiếng Việt, thậm chí không nói tiếng Việt, nhưng bắt đầu bằng tiếng Quảng Đông quá thành thạo, nếu trò chuyện hay có dịp nói giọng Quảng Đông, ông ta hiện ra một người Hán rất trung thực. Nguyễn Ái Quốc nói tiếng Việt, biết tiếng Pháp, ông chết tại Hồng Kông, trái lại trước đó Nguyễn Ái Quốc chưa bao giờ biết sử dụng ngôn ngữ Trung Hoa, một số lượng lớn các tài liệu chuyên khảo đã xuất bản tiếng Pháp và Việt. Thậm chí lạ hơn, sau khi Hồ Chí Minh cướp chính quyền, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, viết những báo cáo bằng ngôn ngữ Trung Quốc, sau đó được dịch sang tiếng Việt Nam, loan tải trên các tạp chí đảng.

Tập thơ "Nhật ký trong tù", viết bằng ngôn ngữ Trung Quốc. Năm 1938, Hồ Tập Chương (胡集璋) biến thành Hồ Chí Minh  vào năm 1941. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Tập thơ “Nhật ký trong tù”, viết bằng ngôn ngữ Trung Quốc. Năm 1938, Hồ Tập Chương (胡集璋) biến thành Hồ Chí Minh vào năm 1941. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Thậm chí Hồ Chí Minh quá sợ khi thừa nhận rằng mình là Nguyễn Ái Quốc, chỉ nói mơ hồ ông là người Trung Quốc ở “nước ngoài”. Thời gian này, Hồ Chí Minh đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc đáng kể nhất ông được đào tạo du kích. Hành vi này, thường lệ không hợp lý, chỉ có thể diễn giải 1938-1945, đơn giản Hồ Chí Minh người Trung Quốc, không có liên hệ nào với Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam, hồ sơ KGB đã kết luận Hồ Chí Minh người Trung Quốc.

Năm 1954, Hồ Chí Minh được Trung Cộng giúp đỡ, viện trợ đã đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, Việt Minh tổ chức một buổi biểu tình mừng chiến thắng và tiếp tân các phái đoàn nước ngoài tại Hà Nội, nhiều phóng viên, ký giả thế giới tham dự, trong đó có phóng viên Phương Tây, và nhiều phóng viên trong khối xã hội chủ nghĩa, những cuộc phỏng vấn rất thú vị trên mặt ngôn ngữ. Vào thời điểm đó các phóng viên người Trung Hoa là một rào cản ngôn ngữ bởi Hồ Chí Minh chỉ phát biển bằng tiếng Trung Hoa, và người thông dịch viên nói với các phóng viên Pháp rằng, ông không thể nói được tiếng Việt, một cách khác họ cho rằng phóng viên Trung Quốc không nói được tiếng Việt Nam cho nên Hồ trả lời bằng ngôn ngữ Trung Hoa, đặc biệt các phóng viên người Nga không nói được tiếng Pháp, cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh trở thành cậu chuyện trò hề chính trị. Kết quả trong những phóng viên vào cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh qua người dịch, trong khi ấy Việt Minh tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh có khả năng nói được 17 thứ tiếng, thế tại sao ông không trực tiếp trả lời bằng tiếng Pháp, Anh, Nga và có thể nói tiếng Nhật, tất nhiên ông nói tiếng mẹ đẻ Quảng Đông Trung Quốc, và có thể nói phương ngữ Thượng Hải, vì vậy các nhà ngôn ngữ học cho rằng, nhà lãnh đạo Việt Minh khoác lác, nhờ vậy nhân dân Việt Nam mới tôn vinh Hồ Chí Minh “Cha già dân tộc”.

“Bảy tài liệu bí mật Hồ Chí Minh viết ngôn ngữ Trung Hoa”

Giữa tháng 12 năm 1938 – tháng 6 năm 1939, Hồ Chí Minh với tư cách ký giả Trung Quốc (中國記者) bút danh PC Lin, gửi đi những bản tin “chữ nước ngoài” (Trung Quốc) dùng phương pháp tiếp cận chuyển đến Bắc Kinh mà không bị phát hiện, Hồ đã viết bảy tài liệu bằng “Hoa ngữ”.

Những văn bản báo cáo bí mật của Hồ Chí Minh viết bằng Hoa ngữ, gửi cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Những văn bản báo cáo bí mật của Hồ Chí Minh viết bằng Hoa ngữ, gửi cho đảng Cộng sản Trung Quốc. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Bảy bản báo cáo có tựa đề:

1 – Tháng 12 năm 1938. “Những gì người Nhật muốn khai hóa Trung Quốc” (nhật bổn nhân dục chẩm dạng ” khai hóa” trung quốc, 1938.12) [2].

2 – “Tháng 2 năm 1939. Trung Quốc thư “. (中國來信1939.2)

3 – ” Tháng 3 năm 1939. Trung Quốc thư “. (中國來信1939.3)

4 – “Tháng 4 năm 1939. Công nhân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa anh hùng Nhật Bản 1939,4”.(trung quốc công nhân tại kháng nhật chiến tranh trung đích anh hùng chủ nghĩa) [3].

5 –  “Tháng 4 năm 1939. Trung Quốc Thư “. (中國來信1939.4)

6 – “Tháng 5 năm 1939. Trung Quốc thư “. (中國來信1939.5)

7 – “Tháng 6 năm 1939. Trung Quốc thư.” (中國來信1939.6)

Trong đó bản báo cáo đầu tiên, “Những gì người Nhật muốn khai hóa Trung Quốc”, văn bản có khoảng 2.000 từ lâu. Ngày 12 tháng 02 năm 1939-ngày 05 /03/1939 mới được công bố trên tạp chí Pháp “Tiếng nói của chúng tôi” (ngã môn chi thanh), tiêu đề tài liệu được dịch Việt ngữ “Tất cả các tội ác Đế quốc Nhật Bản” (nhật bổn đế quốc đích các chủng tàn bạo đích hành vi). Tạp chí Việt Nam “Nhân Dân” số 46, cũng đã loan tải lại bản báo cáo này vào ngày 21 thang 1 năm 1955, nhiều kỳ đến ngày 24 tháng 01 năm 1955.

Tổng cục Lưu trữ Nhà nước Trung Quốc, công bố bản tội ác Đế quốc Nhật Bản do Hồ Chí Minh gửi đến Bắc Kinh. Ảnh: SCMP.
Tổng cục Lưu trữ Nhà nước Trung Quốc, công bố bản tội ác Đế quốc Nhật Bản do Hồ Chí Minh gửi đến Bắc Kinh. Ảnh: SCMP.

Hồ Chí Minh là một ký giả Trung Quốc, bút danh PC Lin, viết Hoa ngữ (Trung Quốc) tất nhiên trong khả năng của ông. Nhưng người ta cho rằng, ông Hồ một lãnh tụ Việt Minh nhưng không biết nói tiếng Việt, do đó người ta phát hiện những hiện tượng trong Hoa ngữ, bất ngờ lời văn lưu loát, bố cục bài văn đúng ngữ pháp tài tình, cho nên mỗi khi đề cập đến Hồ Chí Minh và bút danh PC Lin, thấy nổi cộm những bất thường trong con người gián điệp muôn mặt, cho thấy vào năm 1939, Hồ Chí Minh đích thực người Trung Quốc bởi hai chữ “Chí Minh” ngôn ngữ đặc biệt của người Hoa, và vào năm 1934, Hồ Chí Minh tại Moscow có bí danh (PC Lin) cùng là một người.

Sau khi Hồ Chí Minh đến Quế Lâm, Trung Quốc, với một lớp vỏ mới ký giả Trung Quốc, lần này Hồ Chí Minh đột nhiên bắt đầu diễn thuyết trước công chúng Trung Hoa, viết nhiều tờ báo, nội dung quan điểm, suy nghĩ và cuộc sống khác so với quá khứ bài báo của Nguyễn Ái Quốc (阮爱国) đã từng xuất bản, kỳ lạ nhất nội dung tài liệu, cung cách viết lách lộ rõng người dân Trung Quốc, chính Hồ đã nói: “Tôi là người Trung Quốc không hiểu chữ Việt Nam”. (trung quốc nhân, ngã bất đổng việt nam ngữ).

Một chứng minh khác, vào năm 1925-1926, Nguyễn Ái Quốc sống tại Pháp đã viết 88 bài xã luận, in ấn và xuất bản trên báo Thanh Niên (Youth Daily), thế nhưng Hồ Chí Minh đã cướp sạch không trả lại cho Nguyễn Ái Quốc chữ nào, tệ hơn biến hoàn cảnh của một người khác hoàn toàn thành của Hồ.

Bảy bản báo cáo của Hồ Chí Minh, có hai bài báo cáo buộc Nhật Bản xâm lược tàn bạo tại Trung Quốc, và báo cáo trường hợp người dân Trung Quốc chống lại Nhật Bản. Thực sự đã tóm tắt trong hai năm xem xét các hoạt động quân sự của Trung Cộng hỗ trợ Việt Minh, một bài viết về Trotskyism và những hoạt động của Trotskyite tại Việt Nam-Trung Quốc. Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ “những người bạn của chúng tôi”, “người bạn thân”, “đồng chí của chúng tôi”, hay “đồng bào thân mến) nhấn mạnh “ta và địch”, kết thúc mỗi bài báo cáo ký bút danh “PCLin”.

Huỳnh Tâm

Chú thích.

[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh

http://book.ifeng.com/psl/kjbfz/200910/1009_3554_1379999.shtml

[2] nhật bổn nhân dục chẩm dạng ” khai hóa” trung quốc, 1938.12 (日本人欲怎樣“開化”中國1938.12).

[3] trung quốc công nhân tại kháng nhật chiến tranh trung đích anh hùng chủ nghĩa (中國工人在抗日戰爭中的英雄主義).


PHƠI BÀY NHỮNG ẨN SỐ CỦA HỒ TẬP CHƯƠNG – KỲ 11

$
0
0

Hồ Chi Minh viết “10 bản báo cáo” gửi Quốc tế Cộng sản.

Ngày 20 tháng 4 năm 1939-12 tháng 7 năm 1940, Hồ Chí Minh viết báo cáo gửi đến Moscow cho Quốc tế Cộng sản. Thúc dục, Ủy ban Quốc tế Cộng sản Đông Dương kêu gọi khắp nơi nổi dậy, ký tên PC Lin, cuối tờ báo cáo để bảo chứng viết thêm “chúng tôi là âm thanh” (Ban hành động, nhóm gián điệp Đông Dương). [1]

Một số báo cáo viết bằng Pháp ngữ, một số viết Hoa ngữ, nội dung tình hình Việt Nam và sự hoạt động tiến đến phát triển Trotskyite liên quan đến Việt Nam-Trung Quốc. Một báo cáo khác ngày 12 tháng 7 năm 1940, dùng “Hoa ngữ” viết 12 trang giấy. Từ việc phân tích các nội dung của những báo cáo, không giống các văn bản tiếng Việt của Nguyễn Ái Quốc. Rõ ràng PC Lin không phải Nguyễn Ái Quốc. Trong trường hợp khám phá những văn bản của Nguyễn Ái Quốc có liên quan đến Việt Nam hoặc giới thiệu về văn hóa, tài nguyên, hệ thống chính trị, địa lý v.v… nếu khai thát về mặt thuật ngữ sẽ thấy Hồ Chí Minh sử dụng một số loại từ ngữ như Đảng Cộng sản sẽ thấy có hơn mười nghìn người Annam sinh sống tại Trung Quốc, theo ngôn ngữ này cảm thấy Cộng sản khinh miệt cộng đồng người Việt Nam cho nên có ba thường dân bị cảnh báo “phản bội tổ chức” và thủ tiêu bốn người khác”. Hồ Chí Minh nhờ một số người Việt ở khắp nơi Trung Quốc thả “tờ rơi”, kêu gọi tổng tấn công, Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) và Bạch Sùng Hi (Baichong Xi) nhưng không thành công.

Tháng 9 năm 1931, một báo cáo của Hồ Chí Minh viện dẫn vấn đề phe Trotsky Trung Quốc, quan hệ quân đội Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu và dọc theo bờ biển Tây Bá Lợi Á (Siberia). Văn phòng thám tử Nhật Bản liên lạc với Trotsky Thượng Hải. Hai bên đã ký kết một hợp đồng như sau: Phe Trotsky đảm bảo rằng không công khai ngăn chặn sự xâm lược của Nhật Bản. Nhật Bản sẽ trả cho nhóm thám tử Trotsky mỗi đầu người $ 300 một tháng, vì vậy đối tác Trần Độc Tú (陳獨秀) tiến hành công việc của mình. Họ lấy tiền của Nhật Bản, xuất bản tạp chí công tác tuyên truyền hổ trợ cho Nhật Bản: “Nhật chiếm đóng Mãn Châu chỉ muốn giải quyết nhanh chóng các vấn đề đình chiến, không phải vì ý định nhỏ muốn xâm chiếm Trung Quốc”. Tại Thượng Hải, Nhật Bản đã hứa trả tiền mỗi tháng $ 100.000 cho Cục Thám tử Trotsky, nếu kiểm soát được miền Trung và miền Nam Trung Quốc. Riêng tại Thiên Tân và Bắc Kinh, Trotsky đã nhận được $ 50.000 một tháng, và chấp nhận để mắt đến miền Bắc, mục đích của Nhật Bản chống lại các Quân đội Bát Lộ Quân Trung Cộng và các tổ chức thân cộng.

Ba kẻ quyết tử vì quan điểm Cộng sản, mạnh thắng làm vua, yếu thua làm giặc phản quốc, từ trên xuống Lỗ Tấn (Lu Xun) tự xưng là cầm đầu phong trào văn hóa cách mạng, tạo ra hai mươi lăm năm cuộc đời mới, Trần Độc Tú (陳獨秀) con người của Trotsky, Mao Trạch Đông (毛泽东) Cộng sản chủ nghĩa. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Ba kẻ quyết tử vì quan điểm Cộng sản, mạnh thắng làm vua, yếu thua làm giặc phản quốc, từ trên xuống Lỗ Tấn (Lu Xun) tự xưng là cầm đầu phong trào văn hóa cách mạng, tạo ra hai mươi lăm năm cuộc đời mới, Trần Độc Tú (陳獨秀) con người của Trotsky, Mao Trạch Đông (毛泽东) Cộng sản chủ nghĩa. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

“Cục tình báo quân sự Nhật Bản”, thường trích dẫn ba chữ “tín, kiện, trung” làm ẩn dụ cho các nhóm “gián điệp” và nhóm tin tức nội bộ Nhật Bản. Ví dụ: “Chỉ có hai đơn vị sẽ có thể chinh phục Phương Đông”, “Đồng yen Nhật phải trả một chi phí cho bảy tỷ người đã bị giết hoặc bị thương, bạn có thể trao đổi nghề nghiệp với 12 tỉnh. Đây là một trong những thiệt hại nghiêm trọng của Trung Quốc”. Người ta sẽ thực sự ngạc nhiên khi họ bắt đầu thấy Hồ Chí Minh hoạt động gián điệp cho quân Nhật Bản, và đã leo lên mối quan hệ Trung-Nhật, quân đội Nhật Bản chỉ định Hồ Chí Minh thay mặt “bộ phận gián điệp chiến tranh”.

Sau khi Pháp đầu hàng Đức, thường đề cập đến số phận của Việt Nam: “Người Pháp… người Đức, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và chính phủ Pháp thảo luận làm thế nào để giảm bớt cơn đau chiến tranh cho Việt Nam? Hoặc dành riêng Việt Nam cho người Nhật Bản sẽ tốt hơn?! Một cách đình chiến trong khu vực Đông Á? Bởi vì họ đã ghét Pháp, cộng với một loạt các cuộc tàn sát của Nhật Bản tại Trung Quốc, do đó, tội phạm bạo lực sẽ trở thành tội phạm chiến tranh, nghĩ rằng cần để các nước Đông Nam Á có được tự do và độc lập, cũng có một giải pháp khác khuyến khích con “quỷ màu vàng” ám chỉ (Nhật Bản Á Châu) sẽ rời khỏi Việt Nam, tốt hơn so với ma Pháp.

Quốc tế Cộng sản tiếp nhận báo cáo của Hồ Chí Minh, ông đã viết: “Trong Bắc-Tề, tổ chức một bữa tiệc gọi là “đảng bảo hoàng” Họ đã gửi thông báo đến các quan chức, thông qua các hoạt động xung quanh Hoàng Đế; Trung Quốc có nhà Thanh hợp nhất các tổ chức “Quân chủ”, Việt Nam có “Phong trào Cần Vương,” nhưng có vẻ như không bao giờ nghe nói về thuật ngữ “bảo hoàng”, từ ngữ và cách diễn đạt tương tự nhưng vẫn còn nhiều khác biệt. Báo cáo này Hồ Chí Minh viết tay bằng Nhật ngữ, ký tên PC Lin, nhờ bản báo cáo trên mới khẳng định Nguyễn Ái Quốc không thành thạo tiếng “Nhật Bản”, chắc chắng Hồ Chí Minh một tay lão luyện tiếng Trung Quốc đã viết. Quảng Tây xuất hiện nhật báo “Cứu Rỗi” (救亡日報) loan tải Nhật Bản thua trận tại Quảng Châu. Vào đầu năm 1939, Quách Mạt Nhược (郭沫若) ở phía Bắc Trung Quốc đưa tin Quế Lâm mở lộ trình Nhận Bản rút quân.

Tổng biên tập Hà Dinh, nhật báo Quảng Tây cho biết Hồ Chí Minh với bút danh Bình Sơn (Hirayama) loan tải nhiều ngày 11 cột báo đặc biệt, nội dung bôi bẩn tờ nhật báo “Cứu Rỗi” bắng Hoa ngữ, những tựa đề bản báo cáo đã loan tải:

– Ngày 15 tháng 11 năm 1940, hương vị vững chắc của trời (天上固味1940. 11.15).

– Ngày 24 tháng 11 năm 1940, ao ếch và gia súc (池蛙與黃牛1940. 11.24).

– Ngày 27 tháng 11 năm 1940, trò đùa của ông Roosevelt (羅斯福先生的惡作劇1940.11. 27).

– Ngày 29 tháng 11 năm 1940, chính quyền phủ Versailles (兩個凡爾賽政府1940. 11.29)

– Ngày 1 tháng 12 năm 1940, Tin đồn (造謠1940. 12. 1).

– Ngày 2 tháng 12 năm 1940, nhân dân Việt Nam và các tờ báo Trung Quốc (越南人民與中國報紙1940. 12.2).

– Ngày 4 tháng 12 năm 1940, bài hát Annam và Trung Quốc chống Nhật Bản chiến (安南歌謠與中國抗戰1940. 12.4).

– Ngày 8 tháng 12 năm 1940, “gốc” nói chuyện (“血統” 談1940. 12.8).

– Ngày 16 tháng 12 năm 1940, Ý là không thực Ý (義大利實不大利1940. 12.16).

– Ngày 18 tháng 12 năm 1940, Việt “Vũ khí” hay một “kẻ phản bội quân đội (越南 (復國軍)還是 (賣國軍) 1940. 12.18).

Điểm chung những bản báo cáo của Hồ Chí Minh viết theo ngôn ngữ dí dỏm, ý nghĩa nông cạn, các nội dung của bài viết kém hiểu biết về Nhật báo “Cứu Rỗi” (救亡日報), bởi đây là một tổ chức xu hướng chính trị trong giới văn nghệ sĩ của Quốc-Cộng, trước mắt cho thấy sự thật của Trung Cộng muốn tập trung giới văn nghệ sĩ vì mục đích giành người, giành việc cướp công của Quốc Dân Đảng, cùng một cách khác, nếu cướp không được phá thối tờ nhật báo “Cứu Rỗi”. Trước khi nhật báo “Cứu Rỗi” chưa thuộc vào tay Trung Cộng, Hồ Chi Minh đã viết 10 bản báo cáo loan tải trên nhật báo Quảng Tây.

Buổi chiều, ngày 27 tháng 7 năm 1937, tờ nhật báo “Cứu Rỗi” chính thức ra mắt, Quách Mạt Nhược (郭沫若) chủ nhiệm kiêm chủ bút. [2] Chủ trương của những người sáng lập nhật báo “Cứu Rỗi”, vận động tuyên truyền làm diệu nội chiến, trang đầu tiên tỏ lòng tôn kính Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek), sau đó loan tải một bài viết tựa đề “Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek), gặp gỡ Uông Tinh Vệ (Wang Jingwei) trong thời gian ngắn nay vẫn còn trong tâm trí”, lời khen ngợi dành riêng Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek).

Hạ Diễn (Xia Yan) loan tải bài tường thuật: “Trong suốt thời gian này, tôi cảm động nhất là lòng trung thành vô hạn của Quốc-Cộng, từ trung tâm Chu Ân Lai đã từng yêu quý tôi: Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek), người đã gặp Trần Thành (Chen Cheng) trong tình cảm rất khó xử, nhưng sau khi nói chuyện với họ và tôi hiểu chính xác Chu Ân Lai có ý cướp nhật báo “Cứu Rỗi”. Sau trận Thượng Hải nhận ra Trung Cộng có lỗi trước kiêu chiến tranh với Quốc Dân Đảng, đầu tháng 1 năm 1938, Quách Mạt Nhược qua Hồng Kông đến Quảng Châu lập tờ nhật báo “Cứu Thục”. Sớm nhận được điện báo hổ trợ từ Nam Kinh, mời Quách Mạt Nhược thảo luận vấn đề quan trọng thành lập chinh nhánh nhật báo “Cứu Thục” tại Vũ Hán.

Ngày 9 tháng 1 năm 1938 xảy ra những cuộc người Hán Đông chống lại người Hán Tây Nam, Hoàng Kỳ Tường (Huang Qixiang) viết bài loan tải trên báo Cứu Thục, tôi đã đọc được bài này, cùng ngày Trần Thành (Chen Cheng) mời Quách Mạt Nhược tham dự và nhờ viết bài ngày đại hội của “Quân ủy Trung ương, Bộ Chính trị, Giám đốc Văn phòng Bộ tại Vũ Hán”, những người trí thức Cộng sản tham dự như Chu Ân Lai, Đổng Tất Vũ (Tung Pi-wu), Lâm Bá Cừ (Lin Boqu), Vương Minh (Ming), Bác Cổ (Bogut) và Cục trưởng Dương Tử Trung Cộng CPC, Những nhà lãnh đạo Cộng sản thuyết phục nhật báo “Cứu Thục” (Quách Mạt Nhược). Chu Ân Lai nói: “Bạn làm Giám đốc hai Văn phòng nhật báo Cứu Thục và Cứu Rỗi, tôi đã xem xét trước khi đề nghị bạn hãy chấp nhận làm Thứ Trưởng, nếu không bạn sống vô nghĩa.” Thực tế Thứ trưởng mà Chu Ân Lai đề cập đến nó là ảo cấp, trong khi đó các giám đốc bộ phận mới là công việc thực sự. Chu Ân Lai nói tiếp: “Bạn có thể làm được rất nhiều việc thực tế”.

Vào giữa tháng Ba, Quách Mạt Nhược nhận làm việc cho Hội đồng Quân sự của Tổng cục Chính trị. Hội đồng Dương Tử CPC, quyết định thành lập một mặt trận thống nhất truyền thông của ba tổ chức gồm báo đảng Trung Cộng, Cứu Rỗi, Cứu Thục. Trung Cộng muốn huy động, sắp xếp lại một số lượng lớn trong giới văn học và nghệ thuật, những người nổi tiếng chống Nhật, thành một lực lượng tuyên truyền với sự tham dự của Hồ Dư Chí (Hu Ngọc Chi), Dương Hàn Sinh (Yang Hansheng), Úc Đạt Phú (Yu Dafu), Từ Bi Hồng (Xu Beihong), Trầm Quân Nho (Shen Jun-ru), Điền Hán (Tian Han), Tịnh Hải (Xian Xinghai), Hồng Thâm (Hồng Shen), Phùng Nai Siêu (Feng Naichao).

Ngày 01 tháng 4 năm 1938, Văn phòng Vũ Hán thuộc Bộ Chính tri Trung Cộng phát hành bốn tác phẩm “Phong trào văn hóa Vũ Hán”, “Chiến tranh chống Nhật Bản”, “Mở rộng tuyên truyền chung”, và “đóng góp tháng Bảy” và các hoạt động khác, để khởi động văn nghệ ca hát, kịch, phim v.v… tất cả các tầng lớp xã hội đua nhau thúc đẩy sức đề kháng của nó. Đặc biệt chú ý đến ba trung tâm nghệ thuật mở rộng cho khán giả nhà máy, công nhân, và tầng lớp thấp hơn, thực hiện nguyên tắc “Chương trình thập đại cứu quốc” của Trung Cộng. Nó cũng gây ra một số người không thích như Nhậm Trần Thành (任陈诚) Quốc Dân Đảng (KMT) người đứng đầu bộ phận chính trị.

Tờ nhật bào Cứu Rỗi sập bẫy chết trong tay của Chu Ân Lai, ông ta mời Quách Mạt Nhược và  Vũ Lập Quần (trong Liqun) đến Vũ Hán, họ gặp nhau trong một buổi cơm tối, Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu (Đặng Dĩnh Siêu) giới thiệu kết nạp đảng viên bí mật, được xem đây là một trong những kế hoạch phát triển đảng viên.

Năm 1938, ngay sau khi các nhà văn dao động, Hồ Phong (Hu Feng) chỉ ra, tại thời điểm lĩnh vực văn hoá, mọi người không thích ông Lỗ Tấn (Lu Xun-鲁迅), Chu Ân Lai nghĩ Quách Mạt Nhược sẽ là người phù hợp với vai trò cách mạng văn hóa. Vì vậy, trong tuần đưa ra kiến ​​nghị với Ủy ban Trung ương CPC, đến mùa hè năm 1938, Trung ương Đảng CPC quyết định: Quách Mạt Nhược kế nhiệm Lỗ Tấn, lên làm lãnh đạo cuộc cách mạng văn hóa Trung Quốc.

1

Tháng 10 năm 1938 tại Vũ Hán, đêm trước đó Quốc Dân Đảng đánh bại quân đội Trung Cộng sụp đổ, Quách Mạt Nhược sơ tán với Chu Ân Lai, rời khỏi Trùng Khánh. Ngày 11 tháng 1 năm 1940, bản tin hàng ngày của “Tân Hoa Xã” của Tưởng Giới Thạch loan tải: “thậm chí người ta nói Trung Cộng không tốt, và rất nguy hiểm. Mặt khác, có thể nói Quốc Dân Đảng thay mặt cho sức mạnh của người dân, đó là tỷ số cao như nước sông Dương Tử”.

Tháng 9 năm 1940, Tưởng Giới Thạch đột nhiên ra lệnh trục xuất Quách Mạt Nhược ra khỏi Ủy ban quân sự, vị trí thứ ba trong Văn phòng Chính phủ Quốc-Cộng, ông yêu cầu nhân viên Tổng cục Chính trị, Hội đồng quân sự, và Ủy ban thiết kế chuyển nhiệm tham gia vào Quốc Dân Đảng. Quách Mạt Nhược xúi giục một số lượng lớn trong giới văn học và nghệ thuật đệ đơn từ chức. Chu Ân Lai và Trương Trị Trung (Zhang Zhizhong) giám đốc chính trị tìm cách thuyết phục Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) triệu tập Quách Mạt Nhược, Vương Hàn Sinh (Yang Hansheng), người đã từng công bố thành lập Tổng cục Chính trị của Ủy ban công tác văn hóa, đứng đầu là Quách Mạt Nhược không thể tham gia với Quốc Dân Đảng, bởi lý do Cục miền Nam quyết định “Ủy ban Trung ương Trung Cộng CPC” chấp nhận thực hiện bởi các cơ quan chính phủ cùng ký tên đấu tranh hợp lý và hạn chế thuận lợi để mở rộng ảnh hưởng mặt trận thống nhất chống Nhật.

Ngày 07 tháng 12 năm 1940, Ủy ban thành lập công tác văn hoá, quy định rằng: Văn bản chỉ định công đoàn văn hóa nghiên cứu chuyên năng, không được thực hiện tham gia vào các công tác chính trị. Quách Mạt Nhược Chủ tịch công đoàn, Dương Hàn Sinh (Yang Hansheng), Tạ Nhân (Xie Zhao) làm Phó Chủ tịch, Ban chỉ đạo Chu Ân Lai, ngoài ra còn có Trầm Nhạn Băng, Tiễn Bá Tán (Jian Bozan), Hồ Phong (Hu Feng), Đào Hành Tri (Tao), Hầu Ngoại Lư, Vương Côn Lôn (Wang Côn Lôn) và 40 người khác tham gia, số người trong tổ chức văn đoàn nghiêng về phía Trung Cộng.

Đặc biệt Vương Côn Lôn thường xuyên tổ chức những buổi truyết trình nghệ thuật, văn hóa, các vấn đề quốc tế, và hội thảo các hình thức khác nhau theo chỉ thị của Cộng sản. Ngay sau đó, đột biến xảy ra giữa Hoàn Nam Sự và Quách Mạt Nhược về hình thức sinh hoạt quá đỏ.

Giang Nam (Jiangnan) cho là sinh hoạt không trung thực, như vậy sẽ có một trang lịch sử văn học đỏ, bất công, xấu xa, loài người lo lắng không thể chấp nhận, giọt nước không thể lau khô, đôi môi không nở nụ cười, kêu gọi mọi người tạm thời quên đi nỗi khó khăn và hận thù.

Trái lại, Văn phòng phía Nam của Trung Cộng (CPC) phòng ngừa sự biến cố lần thứ hai có thể lặp lại, vội sơ tán một nhóm trí thức, văn nghệ sĩ cánh tả đến Diên An, Trùng Khánh, Quế Lâm, Côn Minh và Hồng Kông, riêng Quách Mạt Nhược được lệnh ở lại Trùng Khánh, tiếp tục chủ trì các văn đoàn. Chu Ân Lai hướng dẫn các công đoàn “cần nghiệp, cần học, cần giao hữu”, hạn chế hoạt động. Năm 1941, Chu Ân Lai sắp xếp Dương Hàn Sinh (Yang Hansheng) cố ý tổ chức chiến dịch lộn xộn những ngày kỷ niệm chính trị quốc gia làm sự cớ thúc đẩy một biến động văn hóa “Xô-Đức thất bại chiến tranh”, giai đoạn này có những người ra khu, như Tôn Khoa (Sun Ke), Thiệu Lực Tử (Shao), Trần Bố Lôi (Chen mỏ), Trương Trị Trung Zhang Zhizhong, Trương Đạo Phiên (Zhang Daofan), Phùng Ngọc Tường (Feng), Trầm Quân Nho ( Shen Jun-ru), Hoàng Viêm Bội (Huangyanpei), Đặng Sơ Dân, Tiễn Bá Tán (Jian Bozan), Chương Bá Quân (Zhang Bojun), La Long Cơ (League), Vương Côn Lôn (Wang Côn Lôn), Khuất Vũ (Qu Wu). Hoàng Kỳ Tường (Huang Qixiang), bởi Chu Ân Lai tài trợ một số kinh phí di chuyển cho 40 tên trí thức văn nô đến Diên An.

Quách Mạt Nhược tạo ra hai mươi lăm năm cuộc đời văn hóa Cộng sản, Lỗ Tấn tự xưng cầm đầu phong trào văn hóa quân đội cách mạng. Lỗ Tấn là một gia sư văn hóa mới. Quách Mạt Nhược là tổng chỉ huy của phong trào văn hóa. Cho thấy nền văn học Quốc-Cộng trong thời chiến tranh không lấy gì sáng sủa cho nước Trung Hoa. Nó không giống như Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) của Việt Nam, họ là những người sống trong chế độ Cộng sản, nỗ lực thành lập phong trào tranh đấu vì tự do, dân chủ của giới văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc có tầm vóc lớn lao hơn, khởi xướng đầu năm 1955, và bị chính thức dập tắt tháng 6 năm 1958.

Huỳnh Tâm

Tham khảo.

[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh

http://book.ifeng.com/psl/kjbfz/200910/1009_3554_1379999.shtml

[2] https://zh.wikipedia.org/wiki/%E9%83%AD%E6%B2%AB%E8%8B%A5


PHƠI BÀY NHỮNG ẨN SỐ CỦA HỒ TẬP CHƯƠNG – KỲ 12

$
0
0

Những gián điệp trong khối Cộng sản, và Hồ Chí Minh đi cùng Mao Trạch Đông nghỉ mát tại Bắc Đái Hà (北戴河). Hình chụp tháng 6 năm 1958. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Trong Thế chiến II, tình hình quan điểm Cộng sản luôn chờ cơ hội để cướp chính quyền, hầu hết những tài liệu này loan tải trên nhật báo “Cứu Vong” (救亡日報) [1] họ thường nhấn mạnh các lực lượng chống Nhật Bản và chiến tranh chống phát xít, thậm chí có cả những lời chỉ trích những phe đồng minh Phương Tây. Đôi khi những báo cáo của Hồ Chi Minh, loan tải trên nhật báo Quảng Tây, không phụ thuộc vào nội dung bài viết, cú pháp văn bản, sự hiểu biết về tình hình có thể được nhìn thấy rõ ràng ở Việt Nam không ai biết bài viết của Hồ Chi Minh, nhưng người Nhật có một sự hiểu biết đáng kể về con người Trung Quốc này. Đối với trường hợp Hồ Chí Minh có bốn điều chứng minh:

– Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã viết trên tờ báo Trung Quốc, nội dung ở ngôi thứ nhất: “Việt Nam có cuộc chiến tranh chống Nhật, cùng quan diểm với đồng minh phong trào giải phóng Trung Quốc được xem như một tinh thần gắn bó với quân sự và vũ khí, Cộng sản khuyến khích và giúp đỡ những ai đã học được công thức cướp chính quyền”.

Hồ Chi Minh viết thêm “viện trợ của các quốc gia Cộng sản là sức mạnh cho công cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập, thực hiện lời dạy của cơ hội này đã thực hiện thành công”. Từ những giải thích trên ông tự ví mình như Tôn Trung Sơn (Sun Yat-sen-孙中山), cha đẻ của dân tộc Trung Quốc, Hồ Chí Minh cũng thèm khác ý tưởng thần thánh, tự phong “cha già dân tộc Việt Nam”.

– Thứ hai, “bài hát Annam và kháng chiến Trung Quốc,” [2] Hồ Chí Minh viết theo giọng điệu

đậm nét một phóng viên Trung Quốc, báo cáo danh sách những người Việt Nam ủng hộ cuộc kháng chiến Trung Quốc. Hồ viết báo cáo: “Khi các phóng viên người Annam, đến khu vực đô thị và nông thôn thường nghe họ ca hát, mặc dù tôi không biết tiếng Annam”.

Đến khi ông La Tự Nhiếp (罗自摄) đưa ra bài “Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình”, ai cũng điều biết chính là một cảm nhiễm trong bài hát của Trung Quốc. Sau đó họ La nói với một số người Trung Quốc ở Hà Nội, hầu hết mọi người Việt Nam ủng hộ cuộc kháng chiến của Trung Quốc.

Từ đoạn này, nhật báo “Cứu Vong” loan tải bài thơ đầu tay của Hồ Chí Minh bút danh Bình Sơn. Hạ Diễn đề cập đến bài thơ “Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình”, giới thiệu với độc giả Trung Quốc, vào ngày 4 tháng 12 năm 1940. Ông cho biết thơ phú của Bình Sơn còn non nớt, về cú pháp và lý luận, nhưng nặng tính ăn cướp từ ngữ thơ cổ ghép vào thơ mới, thiếu “bạch thoại”. Hồ Chí Minh muốn trở thành một cây bút lớn của nhật báo “Cứu Vong” còn lâu lắm nếu không có Chu Ân Lai làm người đỡ đầu, bởi Hồ thiếu khả năng, con đường văn chương còn xa lắm “Bác Hồ” ơi ! Hạ Diễn vì cả nể Chu Ân Lai buộc lòng phải loan tải những bài của Bình Sơn, nặng tính báo cáo chính trị hơn là văn chương, một gián điệp trên diễn đàn văn học “Cứu Vong” không khác nào văn chương lừa đảo!

Nay chúng tôi tải xuống bài thơ chữ Hán đầu tay “Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình” của Bình Sơn (Hồ Chí Minh), hầu cung cấp bạn đọc một bản sao tài liệu để tham khảo: [4]

“救 中 國 是 救 自 己
平 山
日 本 東 方 法 西 斯,

野 蠻 凶 暴 又 殘 酷.
發 動 了 侵 華 戰 爭,
中 國 人 民 被 荼 毒.
人 被 殺 了 家 被 焚,
滿 地 血 紅 滿 山 骨.
飛 機 落 彈 無 可 免,
饑 寒 疾 病 難 生 活.
他 們 艱 苦 地 斗 爭,
保 衛 民 主 與 和 平.
他 門 需 要 援 助 者,
他 門 需 要 有 同 情.
日 鬼 向 世 界 進 攻,
他 是 人 類 之 公 敵.
越 南 兄 弟 姊 妹 阿,
快 快 起 來 助 中 國.
努 力 幫 助 中 國 人,
中 國 越 南 如 唇 齒.
須 知 唇 亡 則 齒 寒,
救 中 國 是 救 自 己”.

Phiên âm:
Cứu Trung Quốc Thị Cứu Tự Kỷ.
Nhật Bản đông phương phát tây tư,
Dã man hung bạo hưu tàn khốc.
Phát động Liễu xâm Hoa chiến tranh,
Trung Quốc nhân dân bị đồ độc.
Nhân bị sát liễu, gia bị phân,
Mãn địa huyết hồng, mãn sơn cốt.
Phi cơ lạc đạn vô khả miễn,
Cơ hàn tật bệnh nan sinh hoạt.
Tha môn gian khổ địa đấu tranh,
Bảo vệ dân chủ dữ hoà bình.
Tha môn nhu yếu viện trợ giả.
Tha môn nhu yếu hữu đồng tình.
Nhật quỷ hướng thế giới tiến công.
Tha thị nhân loại chi công dịch.
Việt Nam huynh đệ tỉ muội a,
Khoái khoái khởi lai trợ Trung Quốc.
Nỗ lực bang trợ Trung Quốc nhân,
Trung Quốc Việt Nam như thần xỉ.
Tu tri thần vong tắc xỉ hàn,
Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ.
Bình Sơn (Hồ Chí Minh)

4- 12- 1940

Dịch nghĩa:

Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình.
Nhật Bản là bọn phát xít phương Đông,
Dã man, hung bạo lại tàn khốc,
Đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Hoa.
Nhân dân Trung Quốc bị đầu độc khổ sở.
Người thì bị giết, nhà bị đốt,
Đầy đất máu đỏ, đầy núi xương phơi.
Tàu bay bom đạn, không thể tránh khỏi,
Đói rét, bệnh tật, khó sống nổi.
Họ đang đấu tranh một cách gian khổ,
Bảo vệ dân chủ và hoà bình.
Họ cần có người viện trợ,
Họ cần có sự đồng tình.
Giặc Nhật tiến công cả thế giới,
Chúng là kẻ thù chung của loài người.
Anh em chị em Việt Nam ơi!
Mau mau đứng lên cứu Trung Quốc.
Ra sức giúp đỡ người Trung Quốc,
Trung Quốc Việt Nam như môi với răng.
Phải biết rằng môi hở thì răng lạnh,
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.
Bình Sơn (Hồ Chí Minh)

4- 12- 1940
Dịch thơ:
Cứu Trung Quốc Là Tự Cứu Mình
Nhật Bản phát xít ở phương Đông,
Dã man cuồng bạo lại tàn hung.
Vào Trung Hoa gây chiến xâm lược,
Nhân dân Trung Quốc khổ vô cùng.
Người thì bị giết, nhà bị thiêu,
Núi đầy xương, đất đầy máu đỏ.
Tàu bay, bom đạn, tránh làm sao?
Đói rét, ốm đau, sống thật khó.
Họ đang đấu tranh rất gian khổ,
Giữ gìn dân chủ và hoà bình.
Họ đang cần có người viện trợ,
Họ đang cần được sự đồng tình.
Giặc Nhật tấn công cả thế giới,
Là kẻ thù chung toàn nhân loại.
Mau đứng lên mà giúp Trung Hoa,
Anh chị em Việt Nam ta hỡi!
Ra sức giúp cho người Trung Quốc,
Trung Việt khác nào môi với răng.
Nhớ rằng môi hở thì răng lạnh,
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.

Bình Sơn (Hồ Chí Minh)
4- 12- 1940

Bài thơ này của Hồ Chí Minh viết ngày 04 tháng 12 năm 1940 tại Trung Quốc loan tải trên Nhật báo Quảng Tây tựa đề “Trung Quốc-Việt Nam như môi với răng”. Lưu ý bài thơ này nói về “Trung Quốc chống Nhật Bản”. Hồ Chí Minh ký tên Bình Sơn (Hirayama-平山). Sau đó Hạ Diễn (Xia Yan) trưởng ban biên tập của nhật báo “Cứu Vong” cho loan tải lại. Bài thơ này sữa lại tựa đề (Cứu Trung Quốc Thị Cứu Tự Kỷ”, phản ánh mối quan hệ giữa Việt Minh ủng hộ cuộc kháng chiến Trung Cộng. Đến năm 1990, đảng Cộng sản Việt Nam cho công bố những tập thơ Hoa ngữ của Hồ Chí Minh, theo định hướng “Việt Nam tự cứu mình, Trung Quốc hổ trợ”. Ví như “Môi hở răng lạnh” bắt nguồn từ văn hóa cổ đại Trung Hoa vào thời Xuân Thu, và nay đã trở thành như một thứ thành ngữ, do Hồ Chí Minh du nhập vào Việt Nam.

Quách Mạt Nhược thành lập nhật báo "Cứu Vong" (救亡日報). Ra mắt đầu năm 1940, ngừng xuất bản vào ngày 10 tháng 10 1945 đổi tên thành "Chien Kuo Daily News" tại Thượng Hải. Khởi đầu Quốc Dân Đảng bỏ tiền thành lập tờ báo nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chủ trương kháng chiến chống Nhật Bản. Phong trào Quốc gia "Cứu Thục" nhấn mạnh báo chí và nguyên tắc tổ chức phải kết hợp để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng chống Nhật. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm. [3]
Quách Mạt Nhược thành lập nhật báo “Cứu Vong” (救亡日報). Ra mắt đầu năm 1940, ngừng xuất bản vào ngày 10 tháng 10 1945 đổi tên thành “Chien Kuo Daily News” tại Thượng Hải. Khởi đầu Quốc Dân Đảng bỏ tiền thành lập tờ báo nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chủ trương kháng chiến chống Nhật Bản. Phong trào Quốc gia “Cứu Thục” nhấn mạnh báo chí và nguyên tắc tổ chức phải kết hợp để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng chống Nhật. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm. [3]

– Thứ ba, Hồ Chí Minh so sánh Việt Nam như “quân phục quốc Do Thái”, cho rằng những ai chống lại Việt Minh được xem “kẻ phản bội”, một văn bản khác “quan hệ lịch sử Việt-Nhật”, ông không thể tố cáo Nhật Bản bởi điểm nổi bật của đương đại, mọi người không thể hiểu con người Hồ, đã viết loạt bài này hầu để xin viện trợ Nhật Bản.

Một thách thức khác để xác nhận Hồ Chí Minh người Việt Nam hay Hán gian, vào khoảng “Năm 1907, Nhật Bản làm ra luật “Trục xuất”, Hồ Chí Minh ủng hộ luật này, ngay lập tức chính phủ ra lệnh “trục xuất” các thanh niên Việt Nam rời khỏi Nhật Bản để trở về Việt Nam, chỉ còn lại Kỳ ngoại hầu Cường Để tạm cư tại cù lao Yoshiko, do ông Tsuyoshi Inukai một thương gia Nhật Bản hỗ trợ, hy vọng trong tương lai sẽ làm được gì cho Việt Nam. Hồ Chí Minh âm mưu giết chết phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu và Cường Để.

Năm 1931, lúc này đất nước Trung Hoa cũng lâm vào chiến tranh, cho nên Nhật Bản đưa nhà cựu ngoại giao Chenwen An (陳文安) lập chính phủ thân Nhật Bản, tại Quảng Châu, Quảng Đông cho đến sau mùa thu năm 1938. Chenwen An, chỉ hoạt động tại biên giới Việt Nam, đến cuối tháng Chín, Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam, Kỳ ngoại hầu Cường Để về nước tại tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng biên giới Việt Nam-Trung Quốc vận động Việt Nam độc lập nhưng không thành bởi Hổ Chí Minh cản trở.

Kỳ ngoại hầu Cường Để (trái) và cụ Phan Bội Châu (phải, ngồi) hai thành viên quan trọng của Phong trào Đông Du. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Kỳ ngoại hầu Cường Để (trái) và cụ Phan Bội Châu (phải, ngồi) hai thành viên quan trọng của Phong trào Đông Du. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Hồ Chí Minh biết được bản tin bí mật, viết một bài báo cáo gửi đến Chu Ân Lai: “Kẻ thù (Cường Để) đang ở vùng lân cận Lạng Sơn tuyển dụng quân binh, tổ chức “quân đội phục quốc”, có thể nhận được 30 đô la mỗi đầu người cho mỗi tháng, mục đích kích động người dân thu hồi chế độ thực dân Pháp, sau đó cai trị Việt Nam”.

Những ngày đầu trong tháng, Hồ Chí Minh viết 10 báo cáo khác nhau: “Trong những ngày gần đây, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam dần dần sôi động. Trần Mỗ nổi dậy chỉ huy quân sự ở miền Bắc Việt Nam, lương thực và tiếp vận mạnh mẽ, đã tuyển mộ được hàng chục ngàn người…” Như vậy, sẽ có ngày “Quân đội phục quốc” trở thành một đội tiên phong cách mạng quốc gia! “Quân đội phục quốc,” lần đầu tiênxuất hiện lực lượng vũ trang của người Việt Nam hoặc họ là các tổ chức tội ác? Ngoài ra, làm thế nào các lực lượng vũ trang của người Việt Nam trở thành thực sự chiến đấu? Trần Mỗ là ai? Sau khi các phóng viên điều tra theo các nguồn tin đáng tin cậy khác nhau, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng đó là Chenwen An (陳文安). Ngụy quân “phức tạp” được kết hợp thành một quân đội, người dân Việt Nam có yêu nước nhưng thực sự chưa phát triển được vũ trang. Chúng tôi (HCM) giải thích một số điểm như sau:

1, Nông dân Lạng Sơn suy nghĩ đơn giản, bởi vì ghét đế quốc Pháp, thế nhưng không biết sơ yếu lý lịch của (Chenwen An-陳文安), chỉ nghe “Quân đội phục quốc” họ đã cố gắng làm theo. Một khi người ta biết Chenwen An kẻ tội ác, họ sẽ bỏ anh ta, và chân thành tham gia vào lực lượng chính đảng giải phóng dân tộc Việt Minh.

2, Bây giờ Nga chặn cướp biển Anh, Hoa Kỳ, họ muốn xâm lược cướp nguồn tài nguyên phong phú của Việt Nam, do đó Việt Minh phải cố gắng phá vỡ mọi tổ chức hoạt động ác ôn.

3, Kẻ thù không phải ở nơi khác, họ đang ở gần chúng ta tại biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng-Quảng Tây. Chúng ta cần chống lại sức mạnh của cái ác, chúng ta chú ý những hoạt động của chúng.

4, Chúng ta cần phải phân biệt giữa các nhóm chính trị và vũ trang tại Việt Nam, không nên nhầm lẫn “phong trào Việt Minh” với các phong trào “kẻ cướp” hay chỉ là “xúi giục của kẻ thù”. Thủ tướng Nhật Bản Tsuyoshi Inukai là tên cướp biển, quân đội Nhật Bản kẻ thù nguy hiểm.  Nhật báo “Cứu Vong” và nhật báo “Quảng Tây” loan tải thời sự càn quét địch trên đất nước Trung Quốc-Việt Nam. Các phóng viên, đề cập đến Hồ Chí Minh, Hồ là một danh tính của người Trung Hoa.

Tháng 11 Năm 1938, Hồ Tập Chương (胡集璋) lẻn vào Quảng Đông, phục vụ trong quân đội Nhật Bản như là một thông dịch viên, rõ ràng điều này có mức độ đáng kể về các sự kiện kết nối cuối cùng thiết lập quan hệ hợp tác Việt Minh với Nhật Bản.

– Thứ tư, một văn bản tiêu đề “bầu trời rắn không biết gì”, hoàn toàn không hiểu vì đây là bản văn viết theo mật mã tình báo, và “bầu trời rắn dốt nát” cũng là một bản văn theo thuật ngữ gián điệp. Bản dịch Việt ngữ mô tả từ lá thư Trung ngữ, câu đầu tiên: “Ông-Trời-Có-Mắt” ám chỉ lá cờ “mặt trời” Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam, và chống sự chiếm đóng của Pháp, Đức, sẽ không được hoàn thành”, “Ông-Trời-Có-Mắt” cũng có ý nghĩa “hãy xem xét kỹ lưỡng từ bên trong “bầu trời rắn không biết gì”, phù hợp với các văn bản theo tiêu đề trên. Bản gốc Hồ Chí Minh có loan tải trên nhật báo “Cứu Vong. Theo ấn bản năm 2002 “Hồ Chí Minh Toàn Tập III”, tiêu đề ban đầu đọc “Ông-Trời-Có-Mắt”, có thể không được dịch “Đức Chúa Trời có mắt” cho nên văn bản để nguyên “Ông-Trời-Có-Mắt” đó là sự thật. Quan sát cho kỹ Hồ Chí Minh không có kỹ năng viết hoặc không đủ tiêu chuẩn thống nhất Việt ngữ và Trung ngữ, bởi nó vẫn chưa được chuẩn hóa, hoặc nhà xuất bản dịch sai. [5]

Vào đầu tháng 5 năm 1943, Hồ Chí Minh bị trục xuất đến Quế Lâm Trung Quốc, theo những nhận thức chung, “Nhật ký trong tù” (獄中日記) tác giả Hồ Chí Minh, tất nhiên, Hồ Chí Minh không thể loại trừ Nguyễn Ái Quốc (阮爱国), khởi đầu không có gì lo ngại, nhưng về sau nó có giá trị bởi xuất hiện một bản án văn chương đáng để người đời đưa Hồ Chi Minh lên bêu đầu thị chúng, do tội danh cướp thơ của người khác. Dựa trên “nghi phạm”, bộ phận chính trị áp tải HCM đến Liễu Châu (Liuzhou) cùng đi với hai nhà quân sự, đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 tù nhân Hồ Chí Minh nhập trại Bân Lư (Lu Bin-斌廬), trại giam quân sự của Bộ Chính trị quản lý, chờ ngày nhận quyết định bản án. Có lúc Cục tình báo KGB nghi ngờ Hồ Chí Minh là lột gián điệp hai mang hay “lưỡng đầu mang”, gián điệp của Nhật Bản, Quốc Dân Đảng và hoạt động cho Trotsky tại Việt Nam. Trong khi tạm giam. Hãng tin truyền thông TASS của Liên Xô tại Trùng Khánh thông báo cho trung tâm “Lưu ký Đảng Cộng sản Việt Nam” và Hiệp hội quốc tế chi nhánh tổ chức chiến tranh Việt Nam” Chủ tịch Trí Điện Tôn; cũng như các Ủy ban CPC mời Chu Ân Lai cứu Lý Tông Nhân (Li Tsung-jen-Hồ Chí Minh), từ đó không bao giờ đề cập đến Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam. Cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 Hồ Chí Minh được cứu ra khỏi tù, ông được điều sang Việt Nam công tác.

Ngày 09 tháng 8 năm 1944, Chế độ Tưởng Giới Thạnh (Chiang Kai-shek) muốn phát triển Quốc Dân Đảng tại Việt Nam “phác thảo kế hoạch”, bởi Đại tướng Trương Phát Khuê (Zhang Fakui) phê duyệt, cung cấp kinh phí 76.000 đồng nhân dân tệ, ngay sau đó bắt đầu một nhiệm vụ mới ông Vương Tâm Cương và Hồ Chí Minh dẫn đầu 18 cán bộ đến Việt Nam hoạt động trong hai lĩnh vực quân sự và chính trị.

Ngày 01 tháng 10 năm 1944, Trung ương Quốc Dân Đảng biết được “Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Việt Cộng không phải Nguyễn Ái Quốc.” Trương Phát Khuê (Zhang Fakui) đã gửi một văn thư đến Tưởng Giới Thạnh (Chiang Kai-shek), đề nghị không cung cấp kinh phí cho Hồ Chí Minh, lý do “Kết thúc nhiệm vụ:

” 1, chúng tôi không chống cộng sản, đặc biệt là cộng sản quốc tế.

2, Hồ Chí Minh chỉ được công nhận “cán bộ cách mạng Việt Nam”, và đã tham gia vào Đảng Cộng sản, nhưng không có gì để hợp tác với ĐCSTQ. Sau khi điều tra mở rộng mà chỉ có thể chứng minh rằng ông là “nhà hoạt động Quốc tế thứ ba.

3, Đại tướng Trương Phát Khuê (Zhang Fakui) khá ấn tượng tốt đẹp với Hồ Chí Minh, các văn bản được suy ra từ các bài phát biểu của Hồ Chí Minh và các chính sách đã chống nhật, có một sự hiểu biết sâu sắc. Và sự sáng tạo tinh tế, mang lại hòa bình, và nhấn mạnh các chi nhánh đại diện của Hồ Chí Minh”.

Từ các tài liệu nêu trên cho thấy Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng Hồ Chí Minh đã không phải Nguyễn Ái Quốc, và cho rằng bản thân Hồ Chí Minh đã nhập vai không còn nhận ra bản thân mình là Nguyễn Ái Quốc. Vì vậy, sự xuất hiện của Hồ Chí Minh rất lạ và mờ ám. Căn cứ vào tình hình hiện tại giữa mối quan hệ Quốc Dân Đảng với Quốc tế Cộng sản (Trung Cộng) trong một khoảng thời gian hợp tác chung chống Nhật, lãnh đạo “Việt Minh” Hồ Chí Minh cũng là Quốc Dân Đảng trong chương trình đối tác “Hoa quân nhập Việt”. Vào trường hợp Hồ Chí Minh cộng tác với Quốc Dân Đảng, chỉ cần ông thừa nhận là Nguyễn Ái Quốc, tức thì mọi nguồn tài trợ vào tay Việt Minh, cho nên ông cẩn thận trước khi lấy quyết định hoạt động, thông qua các “Chi nhánh của Hiệp hội Quốc tế xâm lược Việt Nam”. Hồ Chí Minh đã vượt qua những chặng đường dài nhờ Trung Cộng giải cứu, ngoài ra sau lưng còn có Chu Ân Lai trực tiếp bảo vệ.

Huỳnh Tâm

Tham khảo.

[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh

http://book.ifeng.com/psl/kjbfz/200910/1009_3554_1379999.shtml

[2] (an nam ca dao dữ trung quốc kháng chiến安南歌謠與中國抗戰)

[3] http://baike.baidu.com/view/1406415.htm

[4] http://old.globalview.cn/ReadNews.asp?NewsID=6211

[5] – http://www.bbtpress.com/homepagebook/1095/05.htm

http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%A4%8F%E8%A1%8D
http://www.hudong.com/wiki/%E5%A4%8F%E8%A1%8D
http://baike.baidu.com/view/69177.htm


PHƠI BÀY NHỮNG ẨN SỐ CỦA HỒ TẬP CHƯƠNG – KỲ 13

$
0
0

Trung Quốc đối phó với chủ nghĩa hiện thực chính trị chiến tranh Việt Nam. Người dân tộc Choong tại biên giới VN-TQ, năm 1945 tổ chức cuc biu tình ln “mass meeting”, đả đảo Mao Trạch Đông-Hồ Chí Minh. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Hồ Chí Minh pha chế phục sinh Nguyễn Ái Quốc.[1]

Ngày 06 tháng 6 năm 1941, trách nhiệm cảnh sát Quốc Dân Đảng điều tra hình sự Hồ Chí Minh, nhưng ông không dám thừa nhận là Nguyễn Ái Quốc (阮爱国). Tự hỏi trong một thời gian dài, chỉ để tìm thấy trong bí mật nghịch lý về lý lịch cá nhân nhưng không lên tiếng chỉ biện luận Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật Bản.

Những nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng có lý do riêng về trách nhiệm hình sự danh tính của Hồ Chí Minh xem đó nó có nhiều phức tạp, giữa bản sắc của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh họ khác xa với thực tế, tình báo của Quốc Dân Đảng thực sự có được một văn bản từ Văn phòng Công an Quảng Tây ghi chú “Hồ Chí Minh nghi phạm gián điệp,” còn ghi chú rằng: “Năm 1939 Hồ Chí Minh tham gia khóa đào tạo cán bộ du kích tại Trung tâm huấn luyện Hành Sơn (Hengshan-衡山) Hồ Nam Trung Quốc.” [2]

Năm 1948, Andrew Roth phóng viên Mỹ, viết bài “Cộng sản nhuộm đỏ Việt Nam”, nội dung viết rõ ràng hơn: “Tình nghi Hồ Chí Minh điệp viên Nhật Bản” một cơ sở của Trung Cộng đầu tư cho 10 năm sau, đột ngột vào năm 1943, ông đã bị sa lưới của chính quyền Quốc Dân Đảng”. Do đó, một lần nữa cuộc điều tra đã xác nhận danh tính Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc vì đã chết tháng 6 năm 1933 tại Hồng Kông, hồ sơ của Hồ Chí Minh đã được chuyển giao cho các Ủy ban Quân sự Quốc Dân Đảng tại Quế Lâm (Guilin) thử nghiệm và điều tra xem liệu có bản sắc điệp viên Nhật Bản. Năm 1941 chế độ Quốc Dân Đảng khảo sát hồ sơ Trung Cộng: “Quân ủy Trung ương (CPC) Trung Cộng đã xác định tổng hợp”, và có việc sử dụng quân đội Nhật Bản “chống lại” Quốc Dân Đảng “kết quả hiện tượng nội gián Hồ Chí Minh” nằm trong Quân đội thứ tư của Tưởng Giới Thạnh tại miền Nam đang bị Nhật Bản đánh bại. Điều này cho thấy những yếu tố trên đã được phơi bày trước ánh sáng, quả thực Hồ Chí Minh là gián điệp Nhật Bản, nguyên nhân thực sự của Hồ Chí Minh kết tội phản quốc. Vì vậy, Hồ Chí Minh bị điều tra xét xử có thể đưa đến tử hình, Hồ thừa nhận ông là đảng viên Trung Cộng, Hồ Chí Minh không dám thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, cũng không dám thừa nhận sự kiện bị bắt ở Quảng Châu, sợ vướng vào Nhật tân báo “Nichinichi News” ông cho rằng sự cố gián điệp Nhật Bản có nguy cơ mất đầu.

Sau khi Nhật Bản chiếm đóng Thượng Hải, Quảng Châu, nhật báo “Nichinichi News” có phát hành một phiên bản tiếng Nhật nội dung “Hồ Chí Minh không dám thừa nhận rằng mình là Nguyễn Ái Quốc”. Trái lại UBND xã Quốc Dân Đảng xác định Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương; tầt nhiên không dám thừa nhận vì trong hồ sơ có quá nhiều bí danh sẽ bất lợi cho đương sự, liên quan đến các cáo buộc gián điệp Nhật Bản trong lúc chống Nhật xem như bất ổn. Đôi lúc, ông thừa nhận là Nguyễn Ái Quốc cách này che giấu con người thật (HCM) trước cộng đồng người Việt sinh sống tại Trung Quốc, cũng có thể tránh được những rủi ro điều tra thường lặp đi lặp lại, tù đày hay trục xuất khỏi tạm giam đều ở trong lời khai hư-thật. Lý do là gì? Hồ Chí Minh đã không dám thừa nhận rằng ông là Hồ Tập Chương, quanh co vì sợ gặp nguy hiểm, còn phía Trung Cộng sợ ông thừa nhận là Nguyễn Áí Quốc, sợ nhất báo cáo nhận dạng của Quốc Dân Đảng, sợ nhất nó sẽ tiếp xúc lý lịch cá nhân của Nguyễn Ái Quốc. Bởi vì trong những năm tháng (1924-1927) Hồ Chí Minh còn ở Quảng Châu hoạt động trong hội “Tâm Tâm Xã”, thời gian này Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần đã từng đồng minh thân cận và thân mật, hành động của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần tự rõ rành nhất, khi hoạt động “Tâm Tâm Xã”, Hồ Chí Minh tự nhận vào thời điểm đó tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc rất giá trị.

Hồ Chí Minh thường đối lập với Nguyễn Hải Thần, bởi cạnh tranh vị trí trong hội, mọi người thường đặt câu hỏi về danh tính Hồ Chí Minh là ai, có lúc sôi nổi vạch trần gian lận danh phận, và bản sắc của Nguyễn Áí Quốc. Hồ Chí Minh “gian dối” mượn danh Nguyễn Áí Quốc âm mưu lừa đảo, cuối cùng đưa ra ánh sáng không có nghi ngờ nào nữa chính ông là Hồ Tập Chương. [3]

Vào đầu năm 1943, Trương Phát Khuê (Zhang Fakui-张发奎) thay mặt “Việt Nam Liên minh Cách mạng” (Việt Nam Cách mệnh Đồng Minh Hội -越南革命同盟會), hướng dẫn Đại hội trù bị tại Liễu Châu. Gồm những thành phần tham dự Nguyễn Hải Thần (阮海臣), Trương Bội Công, Trần Báo, Trương Trung Phụng, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Hoàng Văn Hoan, Lê Tùng Sơn (黎松山), Hồ Chí Minh được mời tham dự. Trong cuộc họp Nguyễn Hải Thần tình cờ gợi ý liên minh với Hồ Chí Minh. Nguyễn Hải Thần hỏi “Ai có thể vào dòng chảy cách mạng thứ hai? “

Mọi người đang suy nghĩ chậm chạp, ý nghĩa câu hỏi tích cực trên. Hồ Chí Minh bình tĩnh nói “Dòng cách mạng thứ hai có ý nghĩa, bạn cách mạng, tôi cách mạng, tất cả mọi người cùng chung cuộc cách mạng.” Hồ Chí Minh nhiều lần ca ngợi cách mạng tốt! Cho một ngày tốt! Nguyễn Hải Thần cũng khen rằng ông Hồ Chí Minh nhanh nhẹn giàu trí tưởng tượng, ngưỡng mộ! Chiêm ngưỡng! Nguyễn Hải Thần có những lời tuyên bố sơ suất, khó kéo lại ngược thời gian, để lộ điểm yếu của mình, ông nói tiếp: “- Nguyễn Ái Quốc bạn thân từ quá khứ, không thể gọi là Hồ Chí Minh”. Sau đó, Nguyễn Hải Thần hối hả đưa ra một chứng minh và nhận thức Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, “Nguyễn Ái Quốc không bao giờ còn hiện diện trên cõi đời này”. Vì vậy, tại Liễu Châu, không công khai thừa nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc. Sau này, Hồ Chi Minh thủ tiêu Nguyễn Hải Thần vì ông biết quá nhiều về con người Hồ Chí Minh. [4]

Lá cờ "Việt Nam Liên minh Cách mạng" (Việt Nam Đồng Minh Cách mệnh Hội -越南革命同盟會). Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Lá cờ “Việt Nam Liên minh Cách mạng” (Việt Nam Đồng Minh Cách mệnh Hội -越南革命同盟會). Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Đến cuối năm 1943, Trương Phát Khuê (Zhang Fakui-张发奎), xem xét việc chuyển giao bốn vùng chiến sự Việt Bắc (chiến khu cũ cũa Quốc Dân Đảng), tạo đủ điều kiện cho các lãnh đạo “Việt Minh” hoạt động. Vào tháng 10 năm 1944, Ủy ban Trung ương Quốc Dân Đảng đưa Hồ Chí Minh đến Việt Nam, chỉ để xác định rằng Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Minh. Trong thời gian này, tất cả UBND xã Quốc Dân Đảng cố tình loan tin sai sự thật “Quân ủy Trung ương Trung Cộng công nhận Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc”, tên ma Hồ Chí Minh bí mật hoạt động tự nhận Nguyễn Ái Quốc. Thông qua những người Cộng sản như Hoàng Văn Hoan và Tả Hồng Đào (左洪濤). Từ đó Hồ Chí Minh có lý do ký tên và thông điệp Nguyễn Ái Quốc. Những điều này, đều thấy trong hoạt động ẩn hiện từ các nhà kãnh đạo Cộng sản, Trương Phát Khuê cũng đã nhìn thấy điều này quá rõ ràng. Ví dụ, Hồ Chí Minh đã từng phục vụ trong quân đội Bát Lộ Quân Trung Cộng (gọi tắt là “chi nhánh đặc biệt”). Vào năm 1941, Tả Hồng Đào (左洪濤) một trong những thành viên các chi nhánh đặc biệt của ĐCSTQ, họ như một vỏ bọc giấu mình danh tính, xâm thập các tổ chức người Việt Nam tại Trung Quốc Tả Hồng Đào làm thư ký bí mật cho Trương Phát Khuê, ông thay mặt đứng ra chuyển giao bốn khu chiếu sự cho Hồ Chí Minh. Ủy ban quân sự Quế Lâm (桂林) chịu trách nhiệm kiểm tra. Ngô Trung Hâm (Wu Zhongxi), Cao Nhược Ngu (高若愚), Trương Lệ (Zhang Li) và Cận Đẳng Nhân (廑等人) vận động hành lang cho biết Trương Phát Khuê truyền lệnh cho cấp dưới: “Thuyết phục Hồ Chí Minh từ bỏ mưu sâu quản thúc Nguyễn Ái Quốc trung người”. Tả Hồng Đào, vận động hành lang lắng nghe Trương Phát Khuê nói: “Đó là Hồ Chí Minh cướp danh Nguyễn Ái Quốc, tôi đã gửi một lá thư đến Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) xin có thái độ với Hồ Chí Minh, bởi Hồ đã từng phục vụ cho Nhật Bản, tuy ngày nay thay đổi chiều gió ngược chống Nhật những con người này thường bất tín”. [5]

Hồ Chí Minh và Tả Hồng Đào (左洪濤). Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Hồ Chí Minh và Tả Hồng Đào (左洪濤). Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Ngay sau đó, Hồ Chí Minh tham dự một cuộc họp ở Trùng Khánh, Liễu Châu, nhận lệnh thực hiện các đơn đặt hàng đã phát hành. Cá nhân Trương Phát Khuê mời Hồ Chí Minh đến khách Bân Lư (Bin Lu) tại Cảng Phụ Nhai. Điều này được mô tả theo lịch thiệp giao tiếp đại diện “Tâm Tâm Xã”. Theo nội dung cuốn sách “Tự truyện Trương Phát Khuê”. Chương 17, 215 và và cuốn sách “Hồng Đào Hổ thập niên điều”, giới thiệu hai văn bản tiết lộ danh tính của Hồ Tập Chương (HCM).

Quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh thường xuyên thay đổi danh tính và thay đổi trên 230 bí danh, tuy nhiên danh hảo Nguyễn Ái Quốc luôn buộc vào người làm bùa hộ mạng, quá trình xây dựng thương hiệu Hồ Chí Minh dù cho thành công nhưng vẫn phải luôn luôn nơm nớp dè chừng trong lòng bất an bởi mọi sự không có thật. Trong thời gian thử thách, trước tiên xúc tác đến những người dân thường ít biết chính trị, do đó Cộng sản tha hồ dàn dựng âm mưu của mình cho đến khi được hiệu lực. Về thời gian: Nguyễn Ái Quốc đã chết sau khi mùa hè năm 1932, ngay lập tức Quốc tế Cộng sản xây dựng ra một động lực “gian dối”, và thiết kế Nguyễn Ái Quốc mới, mời “cơ bút” gọi hồn nhập xác Hồ Chi Minh. Sau năm 1934 các bút danh “PC Lin” của Hồ Tập Chương (胡集璋) ở Moscow chấp nhận điều tra danh tính của “tam nhân tiểu tổ pháp đình”, Quốc tế Cộng sản thấy Hồ Tập Chương (胡集璋) để lộ bản sắc cá tính, nền tảng tư tưởng, bắt đầu có một yêu cầu kế hoạch thay thế Nguyễn Ái Quốc bằng cách đổi xác Hồ Tập Chương (Huji Zhang) do Trung Cộng thay mặt Quốc tế Cộng sản, nhắm đến nhiệm vụ cướp chính quyền, xây dựng quốc gia Việt Nam mới theo mô hình Chủ nghĩa Cộng sản. Trong khi ông chờ đợi ngai vàng “Cha già dân tộc” đã chắc chắn đang lấp lánh.

Tháng 6 năm 1957, Hồ Chí Minh đến Nghệ An thăm làng Sen phía nam tỉnh, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức mở cửa vào nhà liền giả giọng Nguyễn Ái Quốc tuyên bố vung vít. Tại thời điểm này, cha mẹ Nguyễn Ái Quốc đã qua đời, anh trai duy nhất Nguyễn Sinh Khiêm qua đời năm 1950, chị gái của ông Nguyễn Thị Thanh đã chết vào năm 1954. Trước đó năm 1945, Anh, chị đã đi đến Hà Nội chỉ mong nhìn thấy mặt em (Hồ Chí Minh), HCM đáp ứng nhưng chỉ cho gặp một giờ đồng hồ, đối mặt cách xa 3m, cử chỉ của Hồ không niềm nở và tiếp xúc vài lời xã giao, rồi vội vàng từ biệt. Anh, chị, em lâu năm xa cách đến khi gặp lại thế tình bạc bẽo, nhạt như nước ốc. Vì sợ dân làng nhận ra Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Trong phái đoàn có Ngô Trọng Khánh tháp tùng, một viên tình báo Hoa Nam, giám sát kinh lý của Hồ Chí Minh, ông xác nhận Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn không có sứ mệnh Quốc tế Cộng sản tại Việt Nam. [7]

Hồ Tập Chương người Hán quê Đài Loan không có lý do gì tha thiết Nghệ An, còn Nguyễn Ái Quốc quê Nghệ An đã chết từ lâu (1933). Đủ cho thấy, không đồng huyến thống, tất nhiên gặp nhau vô cảm, đó là chuyrện bình thường xưa nay vẫn thế.

1

Trên các số liệu hoạt động có liên quan Hồ Chí Minh đều nặng tính kỹ thuật “gian dối”, mọi nhiệm vụ cá nhân ông thành công do tư tưởng quá khích Cộng sản, đưa ông đến lực lượng cấp cao Trung Cộng, những ưu tú luôn được thử thách và thực hiện công tác bí mật. Ngoài ra còn có những thẩm quyền đặc biệt được hổ trợ bởi Văn phòng Quốc tế Cộng sản, như Vera Zvonareva-Weixi có trách nhiệm thiết kế và quy hoạch công tác. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thành hình một kịch bản và xây dựng sân khấu Việt Minh, biểu diễn theo thầy tuồng Trung Cộng. Những nam nữ diễn viên Việt Cộng cấp cao địa phương có Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Quạt Văn Thành, Võ Nguyên Giáp, Bình Thạch Kiên (Pingshi Jian), Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Lương Bằng (Ruanliang Peng) và cố vấn Hoa Nam Tả Hồng Đào (左洪濤). Cũng như cao cấp Trung ương đảng có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Đặng Dĩnh Siêu (Yingchao), Lý Phú Xuân (Li Fuchun), Thái Sướng (Cai Chang), Khang Sinh (Kang Sheng), Lý Khắc Nông, và Tả Hồng Đào (左洪濤). Trách nhiệm chính của Hồ Chí Minh đứng ra thành lập quân sự và vũ trang mở chiến tranh tại Việt Nam, tổ chức lãnh đạo Việt Minh và hệ thống giám sát chặt chẽ, xem xét hành động lợi ích nhất cho Trung Cộng, đổi lại Trung Cộng tuân thủ che giấu bí mật, danh tính thực sự của Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương).

Văn phòng (CPC) Trung Cộng nơi lưu trữ mọi liên quan sự thật Hồ Chí Minh, họ sử dụng những phương thức bảo mật, mỗi lý lịch cá nhân có nhiều màu bìa khác nhau. Ngay cả thời điểm bị nghi ngờ danh tính, lập tức thay đổi mã số lý lịch cá nhân, như thể làn sóng thủy triều ập vào bờ liền biết mất, nó bình tĩnh nuốt mọi sự kiện vừa xuất hiện và trở lại sinh hoạt bình thường. [8]

Phạm Văn Đồng (t), Võ Nguyên Giáp (p) bên cạnh Hồ Chí Minh ngồi ghế mặc veston, quần ngắn, đi dép râu (Mùa Thu 1945). Nguồn: Triumph Forsaken.
Phạm Văn Đồng (t), Võ Nguyên Giáp (p) bên cạnh Hồ Chí Minh ngồi ghế mặc veston, quần ngắn, đi dép râu (Mùa Thu 1945). Nguồn: Triumph Forsaken.

Năm 1945, triều Nguyễn cuối cùng của Việt Nam, vua Bảo Đại đã từng tuyên bố: “Nếu họ có thể chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc là Hồ Chí Minh, tôi sẽ thoái vị để bước xuống ngai vàng.” (只要證明胡志明是阮愛國, 我就遜位下台). Ngay sau đó, Bảo Đại thoái vị, trang bìa đỏ lý lịch Hồ Chí Minh gia tăng bản sắc tráo trở. Sau đó có nhiều người Việt Nam đấu tranh trong tinh thần yêu nước, thông báo mọi sự thật Hồ Chí Minh không phải Nguyễn Áí Quốc, nhưng không ai nghe, bởi người Việt Nam bị ăn phải trái lầm lẫn đến độ tối mắt không kiềm chế được, ước vọng thống nhất đất nước và độc lập cũng nông cạn, trong khi ấy có người nhấn mạnh rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh tật vào tháng 6 năm 1933. Văn kiện Đảng cộng sản Đông Dương tháng 3/1933 vẫn khẳng định điều trên, 6 nhật báo đã loan tải Việt Cộng không cải chính. Đến khi Hồ “về nước” Việt Cộng ở miền Bắc không biết, Miền Nam không hay và những hành động mập mờ đánh lận con đen: Khi thì nói: ta là Nguyễn Ái Quốc, khi lại nói Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là 2 người…Đến năm 1938 bắt đầu xuất hiện tên “Hồ Chí Minh”. [9]

Trước năm 1932, Nguyễn Ái Quốc được nhiều người biết đến, nhưng không ai lên tiếng, còn những người biết Hồ Chí Minh sau năm 1933 thử có mấy ai ? Phải nói cả dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ đối sử không công bằng chưa được công minh cho Nguyễn Ái Quốc, nhưng tại sao bạn bè của Nguyễn Ái Quốc có những người nổi tiếng trên trường quốc tế và rất gần gũi, như các ông Đảng Cộng sản Pháp (PCF) Luật sư Paul Vaillant, Aguri, và luật sư người Anh Rossby mà Nguyễn Ái Quốc đã từng tạm trú tại nhà. Phải chăng quý ông trên không được đề cập bản sắc hay câu hỏi nào về Hồ Chí Minh? Mãi về sau Watt Billancourt, Paul Vaillant và Rossby mới chịu đưa ra vài ví dụ về Hồ Chí Minh với tư cách đồng Đảng một lần nữa chế tạo những câu chuyện ma Hồ Chí Minh đánh lừa người nước ngoài và dư luận Việt Nam, do đó, họ tuyên bố láo rằng Nguyễn Ái Quốc là Hồ Chí Minh. Điều này, kết luận cho thấy tâm hồn của họ “sống qua năm tháng lang thang” trong Quốc tế Cộng sản.

Paul Vaillant nhà khoa học xã hội chủ nghĩa Pháp, Aguri, và Marcel ban biên tập nhật báo “Nhân đạo” Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Pháp. Vào tháng 9 năm 1933, các ông đến Thượng Hải để tham dự Hội nghị Ủy ban Thế giới chống chiến tranh đế quốc vùng Viễn Đông. Trong những ngày các ông ở Thượng Hải và sau Đại hội, Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) có đến xin vấn an nhưng các ông từ chối với lý do không có thời gian, thực tế các ông không quen biết, rất xa lạ với Hồ Tập Chương, tuy nhiên ông thừa biết Nguyễn Ái Quốc đã chết tại Hồng Kông 1932. Và biết quá rõ Hồ Tập Chương (胡集璋) có một thởi gian sống ở Moscow bí danh (PC Lin), Hồ thường thực hiện công tác bí mật theo những chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.

Huỳnh Tâm

Tham khảo.

[1] Thử nghiệm cuộc sống của Hồ Chí Minh

[2] http://book.ifeng.com/psl/kjbfz/200910/1009_3554_1379999.shtml

[3] https://translate.google.fr/translate?hl=vi&sl=zh-

[4] http://hgfds198.blogspot.fr/2013/09/blog-post_4974.html

[5] http://blog.kaishao.idv.tw/?p=2798

[6] http://hiko108.blogspot.fr/2014/12/blog-post_22.html

[7] http://blog.kaishao.idv.tw/?p=2798

[8] http://webresistant.over-blog.com/article-terrorisme-serguei-netchaiev-catechisme-du-revolutionnaire-121036630.html

[9] http://www.rimnds.com/art/show.htm?id=247


PHƠI BÀY NHỮNG ẨN SỐ CỦA HỒ TẬP CHƯƠNG – KỲ 14

$
0
0

Tháng 5 năm 1949, Hồ Chí Minh nói với Lê Nghiễm Ba (Li Guangbo): “cẩn thận, bí mật, đoàn kết, hữu nghị, thắng lợi”. Kỹ niệm ngày Quân đội Việt Nam đã từng tham gia vào các trận Thập Vạn Đại Sơn (Shiwandashan).

Một thành viên của các chi nhánh đặc biệt của ĐCSTQ cả đời giấu danh tính.

Đặc biệt Trung Cộng có một chi nhánh Hoa Nam, độc quyền tiềm ẩn, hoạt động bí mật trong lĩnh vực quân sự và chính trị, mỗi tên gián điệp như Hồ Chì Minh đều có vỏ bọc bởi lực lượng trí thông minh (tình báo) Trung Cộng và Quốc tế Cộng sản, tình báo bí mật được xem như nước và lửa, trước khi hành động họ thu thập tài liệu thành một bộ sưu tập lớn. Đảng ủy chịu thác nhiệm vụ hành động, người nhận lệnh thực hiện phát triển tổ chức hay tạo ra chiến tranh, khi chiến thắng hay thành công nhờ đảng chỉ đạo, gián điệp nằm vùng đôi khi mười năm thậm chí cả đời cô đơn không tiếp xúc với đồng nghiệp và tổ chức, tuy nhiên họ có những đóng góp quan trọng không để lại vết tích, chẳng hạng Hồ Chí Minh lừa dối cả dân tộc Việt Nam bởi không biết ông người Hán gốc Hẹ sinh ở Đài Loan [1]

Ngày 12 tháng 6 năm 1949, quân đội (PLA) Trung Cộng-Việt Cộng chiến trấn tại cửa ải Nam Quan - hai bên cướp điểm cao phục kích địch quân. Buộc quân Quốc Dân Đảng phải chạy trốn bỏ rơi đèo Bằng Tường. Ngày 13 tháng 6 năm 1949 giải phóng Bằng Tường. Bản đồ chiến đấu của 426 Tiểu đoàn vùng núi vào cửa ải Nam Quan.

Ngày 12 tháng 6 năm 1949, quân đội (PLA) Trung Cộng-Việt Cộng chiến trấn tại cửa ải Nam Quan – hai bên cướp điểm cao phục kích địch quân. Buộc quân Quốc Dân Đảng phải chạy trốn bỏ rơi đèo Bằng Tường. Ngày 13 tháng 6 năm 1949 giải phóng Bằng Tường. Bản đồ chiến đấu của 426 Tiểu đoàn vùng núi vào cửa ải Nam Quan.

Các chi nhánh tình báo đặc biệt của CPC Trung Cộng không ai biết hình tướng như thế nào. Cụ thể nhất Trung Cộng dùng mọi thủ đoạn đào tạo ra một con người thật đỏ Hồ Chí Minh. Những thông minh (tình báo) thỏa thuận với đối phương trung thành, phục vụ cho đảng. Tháng 8 năm 1937, sau khi sự bùng nổ chiến tranh, Chu Ân Lai triệu tập Phan Hán Niên, Lưu Hiểu, Tả Hồng Đào, Đỗ Quốc Tường (Du Xiang), Hồ Tập Chương và 34 người khác, thiết lập AFS (Trung tâm chiến trường) thành hình một trung tâm Dịch vụ trong Quân đội Bát Lộ Quân, (sau này đổi tên thành đội lĩnh vực dịch vụ). Để duy trì sự độc lập của lãnh đạo tình báo về tư tưởng, chính trị theo tình hình nhu cầu cụ thể từng thời kỳ. Ngoài ra Chu Ân Lai còn thành lập một lực lượng chiến đấu bí mật đi song song với “đội lĩnh vực dịch vụ”, do “Chi nhánh đặc biệt” của CPC lãnh đạo (Quân ủy Trung ương Trung Cộng).

Ngày 12 tháng 10 năm 1937, dưới sự điều động của Chu Ân Lai mời Phan Hán Niên và Bác Cổ (Bo Gu), đứng ra trực tiếp chăm sóc đội ngũ “Dịch vụ” mỗi đơn vị 10 đảng viên trung kiên. Tề Tụ Nam (Qi Junan), lãnh đạo “chi nhánh đặc biệt”, một đội ngũ khác có kinh nghiệm chiến đấu dưới lòng đất do Hồ Tập Chương chỉ huy, tất cả trực thuộc Văn phòng Dương Tử Trung ương CPC, Chu Ân Lai tổng chỉ hy, lập thành ba đội Hà Gia Hòe (Jiahuai), Lưu Điền Phu (Liu Tian Fu), Tôn Thận (Sun Zhiwei).

May 1938 “chi nhánh đặc biệt” đến Vũ Hán, Chu Ân Lai chỉ ra phương hướng công tác của Hố Tập Chương (HCM): “Nếu bạn muốn tiếp tục làm việc trong các lĩnh vực đảng kiểm soát, đó là cần thiết để có được tư cách pháp lý tự bảo vệ mình ……trong tổ chức Đảng bạn đang cần tiếng thân”.

Đối với cá nhân Hồ Chí Minh làm thành viên “chi nhánh đặc biệt” cảm thấy không thoải mái bằng làm việc trực tiếp ở Diên An hoặc các vùng giải phóng, bởi nơi đó có kinh nghiệm điều động quần chúng, có nhiều kinh nghiệm sử lý mọi tình huống, vào mùa hè năm 1938, Chu Ân Lai chỉ thị chi nhánh Cục Dương Tử, tổ chức Đại hội thực hiện các hướng dẫn quan trọng “chi nhánh đặc biệt” hỏi HCM: Bạn muốn gắn bó với tổ chức hay đi đến Diên An học tập, tất nhiên ở đó cũng có nhiều điều tốt, bây giờ những người trẻ tuổi đều mong muốn đến Yan’an, theo đuổi cuộc cách mạng, Đảng khuyến khích họ đi. Nhưng bạn (HCM) là đảng viên có nhiệm vụ tuân thủ nơi vị trí đã được chỉ định”. Đầu năm 1939, Thượng tướng Trương Phát Khuê chỉ huy quân đội thứ tư của Quốc Dân Đảng, ngoan cố khởi sự hủy diệt đội ngũ “Chi nhánh dịch vụ”.

Do tình huấn an ninh Cục tình báo Hoa Nam Trung Cộng bổ nhiệm Hồ Chí Minh làm thư ký bí mật của Thượng tướng Trương Phát Khuê. Hồ đã tận dụng các điều kiện thuận lợi, hổ trợ cho các thành viên trong nhóm “dịch vụ đặc biệt” củng cố phòng ban khác nhau, đặt dưới lệnh “chi nhánh đặc biệt” chờ ứng chiến mọi tình huấn. Hồ vẫn thản nhiên tiếp tục làm việc với Trương Phát Khuê.

Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông nghỉ mát tắm biển Bắc Đái Hà (北戴河). Hình chụp tháng 6 năm 1958. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.
Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông nghỉ mát tắm biển Bắc Đái Hà (北戴河). Hình chụp tháng 6 năm 1958. Nguồn: Tài liệu Huỳnh Tâm.

Tháng 8 năm 1940, Bộ Chính Trị Quốc Dân Đảng đề cử Lương Hoa Thịnh (Liang Huasheng) chỉ huy quân đội thứ tư, Hồ Chí Minh (Hu Zhiming-胡志明), kiểm tra “chi nhánh đặc biệt”, cùng lúc xử lý kỹ thuật Chu Hà Khang (朱河康), và Dục Trí (Yu Zhi) cho đến khi chết, ngay lập tức Hồ Chí Minh báo cáo lên Thượng tướng Trương Phát Khuê, yêu cầu giữ bí mật Cục Bưu chính Viễn thông để tiến hành điều tra, xác minh địa chỉ Chu Hà Khang (朱河康) tìm thấy một thanh niên gửi bức thư cho người bạn, nội dung viết một số việc theo đuổi của sự khám phá sự thật lời khai Chu Hà Khang. Thư này được gửi một cách an toàn cho bên kia tay trong của địch. Vì vậy, trong thư nhắc đến hai quan điểm. Một cho người đàn ông trẻ tuổi được khen thưởng và khuyến khích. Thứ hai, sau khi người đàn ông trẻ đã cảnh báo không tiết lộ những tư tưởng tiến bộ trong thư, để tránh bị phát hiện, dẫn đến rắc rối không cần thiết. Thật bất ngờ, khi lá thư này được Lương Hoa Thịnh (梁华盛) và Hồ Tập Chương bí mật xem xét thấy “Chu Hà Khang báo cáo với Thượng tướng Trương Phát Khuê về một người Cộng sản nằm vùng đáng gờm nhất là Hồ Chí Minh”.

Hồ Chí Minh hiểu rõ sự thật, tâm trạng bất ổn định, hoảng sợ, không bình tĩnh, sau khi đọc được báo cáo, lông mày Hồ nhíu lại, phẫn nộ, có hành vi trẻ con, ông nhất định trả thù “vứt bỏ” Chu Hà Khang không thương tiếc.

Lúc này Thượng tướng Trương Phát Khuê nhìn Hồ Tập Chương (HCM) với một góc độ khác, thường kiểm tra Cục bưu chính, đặc biệt trực thuộc Trụ sở đảng có thẩm quyền trực tiếp mọi vấn đề, sau khi kiểm tra đã đi quá xa phạm trù bí mật, điều này rõ ràng cố tìm lỗi của gián điệp Hồ Chí Minh. Trên khuôn mặt Hồ tím xanh bùng nổ ánh mắt đỏ, cho thấy “đầu óc của Hồ Tập Chương không đơn giản”.

1

Đôi mắt của gián điệp Hán tên Hồ Chì Minh, cho thấy xuất hiện tội ác chiến tranh và cướp nước Việt Nam. Thời báo Ba Lan (Polska Times) điểm danh Hồ Chí Minh thứ hạng 3 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỷ 20, sau 24 năm cầm quyền của mình đã gây ra cái chết của 1,7 triệu người Việt qua cuộc chiến tranh. [2]

Đúng một thập kỷ “chi nhánh đặc biệt” tiềm ẩn không một thành viên tình báo nào của ĐCSTQ bị lộ và không xác định được bí danh, nhờ vậy Cục tình báo Hoa Nam “gieo hạt giống nảy mầm Hồ Chí Minh”. Lúc này Hồ Chí Minh công tác tại Cục Bưu chính Viễn thông, bắt giữ một bức thư chống Cộng sản, từ nguồn Dương Bân (Yang Bin) đang xem xét lại, đằng sau Dương Bân (Yang Bin) có những ai, xu hướng nào. Trong lúc này Dương Bân suy nghĩ cách đối phó, vội vã viết cho Trương Phát Khuê một mật thư, cho biết bị lộ từ bạn gái của mình Trịnh Hòa Lý Á (Zheng Li Ya), ông hy vọng được Quốc Dân Đảng giải cứu. Tuy nhiên, Trương Phát Khuê cho rằng nó không có tiếng vang sẽ được giải mã. Một buổi tối, Dương Bân đang chuẩn bị đi ngủ, nhận được mật lệnh phải chết. Bởi vì bí danh Thác Sát Ba Ngàn (HCM), không thể bỏ lỡ nhân dịp này! Ra lệnh đội trưởng huyện giết chết Dương Bân.

Không ai nghĩ rằng hai ngày sau đó, tình hình đã thay đổi, Quốc Dân Đảng nhận được tin của Trịnh Hòa Lý Á (Zheng Li Ya), lá thư bí mật phản động trên phát xuất từ “chi nhánh đặc biệt” của ĐCSTQ, cô ngay lập tức trao đổi với Trương Phát Khuê, tìm cách giải cứu Dương Bân, lựa chọn giải pháp thành lập nhà tài trợ quân đội cho Trung Cộng, hy vọng sẽ cứu được Dương Bân qua khỏi bị nạn. Trương Phát Khuê đã biết Dương Bân cài vào “chi nhánh đặc biệt” đã chết, cho nên ông giả vờ bình thường, riêng Hồ Chí Minh được ĐCSTQ tuyên dương công trạng to lớn, đối với đất nước, khen thưởng huy chương chiến sỹ vẻ vang “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, từ đó uy tín của Hồ phất lên cao.

Năm 1941, lãnh đạo Thân Phóng Quốc Dân Đảng mời Hồ Chí Minh thay mặt ĐCSVN đến liễu châu (Liuzhou) tiếp nhận công tác “Chính trị viên” cho quân đội thứ tư của Trương Phát Khuê, Quốc Dân Đảng bí mật quản thúc Hồ Chí Minh tại quân đội thứ tư. Trương Phát Khuê khuyến dụ cho rằng Việt Minh và Trung Hoa Quốc Gia là hai người gần gũi cùng hàng xóm và cùng nhân dân thực hiện một mục tiêu chung sống, chống lại xâm lược của Nhật Bản, nếu bắt giữ Hồ Chí Minh sẽ dẫn đến phản ứng mạnh mẽ của Quốc tế Cộng sản, và cực kỳ bất lợi cho sự thống nhất chống Nhật. Vã lại Trương Phát Khuê cũng muốn chính tay Hồ Chí Minh loại bỏ những tên trong “chi nhánh đặc biệt” của Trung Cộng, sau khi có lệnh bí mật của Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek), quyết định khai tử bốn tên Tả Hồng Đào, Ngô Trọng Hi (吴仲禧), Cao Nhược Ngu (Ruoyu cao), Trương Lệ Hoàng (Zhang Li Huang), “nói đơn giản.” Ta,Wu, Cao, Zhang, không đáng tin cậy, dù đã thông qua sự thuyết phục của họ Hồ. Trương Phát Khuê bỏ kế hoạch quản thúc Hồ Chí Minh, cảnh báo Hồ Chí Minh sẽ là “Dương Bân” thứ hai, nếu Hồ muốn sống hãy làm khách mời danh dự.

Ngay sau đó, Trương Phát Khuê yêu cầu Hồ Chí Minh, nhận mệnh lệnh mở lớp đào tạo “Cán bộ thanh niên cách mạng Việt Nam”, thời gian trong 1 năm, những cán bộ trẻ yêu nước gồm có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Lý Ban (李班), và  Ngô Uyên (Wu Yuan) quê Liễu Châu.

Đội tình báo Chiến Địa Bát Lộ Quân (hàng sau, thứ ba từ bên phải là Dương Ứng Bân (Yang Ying Bin) và người kế bên là Hồ Quan (HCM).
Đội tình báo Chiến Địa Bát Lộ Quân (hàng sau, thứ ba từ bên phải là Dương Ứng Bân (Yang Ying Bin) và người kế bên là Hồ Quan (HCM).

Thượng tướng Trương Phát Khuê gửi lực lượng vũ trang, thực hiện các hoạt động du kích, vận động nhân dân Việt Nam tham gia chống Nhật Bản. Điều này không chỉ làm sâu sắc thêm quan hệ Trung Cộng-Việt Cộng, và thúc đẩy những người yêu nước chống Nhật Bản theo Cộng sản, thúc đẩy nhân dân Việt Nam giải phóng dân tộc. Bí danh Đậu Chỉ Dong (HCM- Dou Zhiyong) được ĐCSTQ ủy nhiệm bảo vệ các lực lượng giải phóng, có tên gọi “Thập kỷ tiềm ẩn” trên thực tế của nó “chi nhánh đặc biệt” cho đến nay không thể phát hiện hay bị xác định danh tính gián điệp bí ẩn.

Tổ chức mặt trận thống nhất thanh niên Việt Minh chiến đấu chống Nhật Bản (gọi là “anti-đầu tiên”) do Hồ Chí Minh(Đậu Chỉ Dong), lãnh đạo, dưới sự bảo vệ quân sự mạnh mẽ của Tỉnh ủy Quảng Đông CPC, Trung Quốc. Đoàn Thanh niên Tỉnh Quảng Đông chống gián điệp, người thống trị có bí danh “chống đầu” (HCM) nhắm đến xúi giục lừa đảo bọn côn đồ địa phương tàn phá đất nước Việt Nam, cố gắng vận dụng nuốt một “anti-đầu tiên”.

Trung tâm “Chi nhánh đặc biệt” của Trung Cộng, nhận được tin nhắn bí mật “chạy” từ Hồ Chí Minh, vì vậy tất cả mọi gián điệp thay đổi bí danh, họ đã làm hết sức mình mớt thoát được Quốc Dân Đảng. Hiện chỉ còn một gián điệp Trịnh Thông phụ tá Ban chấp hành tuyến đường sắt Liễu Châu và Hồ Tập Chương chưa đổi bí danh, tuy nhiên trụ sở đồn trú chuẩn bị ra lệnh đào ngũ, họ đã sẵn sàng tàu hỏa, xe buýt di chuyển vào vùng bí mật. Chu Ân Lai quy định thời gian, đào thoát hàng loạt cùng các nghệ sĩ yêu nước và đảng Dân chủ, ra khỏi khu vực kiểm soát của Quốc Dân Đảng một cách an toàn tiến về Diên An.

Mùa hè năm 1946, với những thay đổi lớn trong tình hình quân sự và chính trị, Trung Cộng một lần nữa nâng cao đẫm máu với Quốc Dân Đảng, cuộc nội chiến nổ ra che khuất Quảng Châu. ĐCSTQ lấy quyết định buộc toàn bộ “chi nhánh đặc biệt” và Chu Ân Lai hướng dẫn từ Thượng Hải bí mật tiến về Diên An theo chỉ thị “tĩnh tâm”, một lần nữa tổ chức thực hiện tự vệ bảo tồn lực lượng cách mạng, đã giúp hơn 100 người Cộng sản và những người yêu nước rút về phía sau. Bao gồm một nửa ban chỉ huy quân đội mới Thứ tư, trong đó có đoàn làm phim chiến tranh của bà Ye Ting Li Xiuwen, ông Hương Trữ (Xiangning) và bảy thành viên trong nhóm. Việc thành lập mỗi “Chi nhánh đặc biệt” có 10 gián điêp, sau này phát triển có thêm 12, tổng số 22 gián điêp, ngoại trừ một người chết, còn lại 21, văn phòng chính tại sông Dương Tử, suốt thời gian quan hệ tổ chức kiểm soát bằng cách trực tiếp.

Đến tháng 8 năm 1947, Hồ Chí Minh chính thức rút lui, chuyển đến Việt Nam lãnh đạo lực lượng Việt Minh, ông tiếp tục thành lập “chi nhánh đặc biệt”, hoạt động gần 10 năm sau, trở thành biên chế ngành Công An, được xem giai đoạn rút lui của Hồ Chí Minh an toàn. ĐCSTQ thu thập một số lượng lớn thông tin tình báo bí mật tại Việt Nam, trong suốt 25 năm mà không bị tiết lộ danh tính của thành viên, các “chi nhánh đặc biệt” nay vẫn còn tồn tại chưa hề bị phá hủy, điều này thực sự là một cuộc đấu tranh bí mật huyền thoại trong lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (“Red Wide” ủy quyền News Network Trung Cộng độc quyền loan tin này).

Tháng 5 năm 1949, Hồ Chí Minh nói với Lê Nghiễm Ba (Li Guangbo): "cẩn thận, bí mật, đoàn kết, hữu nghị, thắng lợi". Kỹ niệm ngày Quân đội Việt Nam đã từng tham gia vào các trận Thập Vạn Đại Sơn (Shiwandashan).
Tháng 5 năm 1949, Hồ Chí Minh nói với Lê Nghiễm Ba (Li Guangbo): “cẩn thận, bí mật, đoàn kết, hữu nghị, thắng lợi”. Kỹ niệm ngày Quân đội Việt Nam đã từng tham gia vào các trận Thập Vạn Đại Sơn (Shiwandashan).

Huỳnh Tâm

Tham khảo.

[1] http://news.12371.cn/2013/04/19/ARTI1366332995345827.shtml

[2] tiềm phục thập niên đích trung cộng đặc biệt chi bộ vô nhất danh thành viên bạo lộ thân phần (潜伏十年的中共特别支部 无一名成员暴露身份)

http://www.polskatimes.pl/artykul/775659,dwunastu-najbardziej-krwawych-dyktatorow-w-historii-xx-wieku-galeria,1,3,id,t,sm,sg.html#galeria-material


Viewing all 75 articles
Browse latest View live